Composer là một trình quản lý thư viện cho dự án lập trình PHP. Thư viện ở đây có thể là các thư viện online hoặc là chính các file .php trong dự án và được quản lý thông qua các cú pháp mà Composer đưa ra. Cùng tìm hiểu cách quản lý thư viện cho dự án trong bài viết này nhé!
Tại sao phải dùng Composer và Autoload
Để hiểu rõ tại sao chúng ta nên dùng Composer và autoload trong dự án PHP. Chúng ta hãy cùng xem ví dụ sau :
index.php
File index.php cần gọi 2 phương thức trong class Student và Teacher để in thông tin. Để làm được việc đó thì cần 2 dòng include Student và Teacher ở ví dụ sau.
Vậy nếu trong tương lai khi dự án lớn hơn, chúng ta có rất nhiều các file cần include thì sẽ phải khai báo tương ứng những file vào các dòng đó. Như vậy thì file code sẽ rất dài và khó quản lý. Để giải quyết việc này, chúng ta sử dụng Composer và Autoload. Cùng ví dụ trên, chúng ta sẽ tiến hành cài đặt và sử dụng Composer ở phần tiếp theo để so sánh sự khác biệt.
Cách cài đặt Composer
Có rất nhiều cách để cài đặt Composer trong PHP. Trong bài viết này để tránh các lỗi phát sinh và đơn giản việc cài đặt Composer cho các bạn mới học, chúng ta nên sử dụng cách sau:
Địa chỉ tải file composer install:
Sau khi tải xong, chúng ta tiến hành cài đặt và trong khi đó các bạn bấm next đến khi kết thúc. Một số máy cần khởi động lại mới sử dụng được nên khi hoàn thành cài đặt, các bạn khởi động lại máy, sau đó mở CMD gõ thử câu lệnh “composer”. Nếu hiện như hình tức là đã thành công.
Sau khi hoàn thành bước cài đặt, các bạn tạo 1 thư mục mới cho dự án. Lưu ý các thư mục cho dự án lập trình các bạn nên lưu ở ổ đĩa khác ổ C (ổ đĩa chứa windows), tên thư mục không có dấu cách, không có tiếng Việt để tránh các lỗi đường dẫn (path) sau này.
Tiếp theo, các bạn mở thư mục duan1 và nhập vào thanh địa chỉ cmd (nếu sử dụng windows) rồi bấm enter để mở chương trình cmd.
Chương trình cmd được mở lên và chỏ sẵn vào thư mục duan1.
Tiếp tục dùng câu lệnh composer init để khởi tạo file autoload.
Kế tiếp, chúng ta tiến hành khai báo các thông tin cho dự án.
Ở đây các bạn chỉ cần nhập package name theo gợi ý (chương trình chỉ chấp nhận cú pháp đặt tên dạng <vendor> / <name>)
Bấm enter để chọn Yes đến khi chương trình hỏi “Do you confirm generation” thì gõ “yes” để đồng ý và tạo file config cho composer.
Mở dự án mới tạo sẽ thấy chương trình tạo sẵn cho chúng các file cần thiết và điều cần chú ý tới thư mục src sẽ là thư mục chứa file code của mình. Dòng số 6 trong file composer.json dùng để khai báo thư mục chọn làm autoload.
Bước tiếp theo sẽ là hướng dẫn tạo file index.php, dùng thử autoload thay cho require thông thường như sau:
Tạo thư mục model và class Student.php, sau đó sử dụng Student trong file index. Lúc này thay vì dùng require chúng ta có thể thay thế bằng use Huuhuy\Duan1\model\Student. Tương tự như vậy, các bạn tạo thêm các thư mục khác trong src để sử dụng như Controllers, Models, Views…
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách tải và sử dụng Composer để quản lý dữ liệu lưu trữ. Hãy đọc kỹ và thực hành theo các bước trên để ứng dụng vào dự án của mình nhé! Chúc các bạn thành công!
Bộ môn Công nghệ thông tin
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Hà Nội