“Lắp đặt tủ điện tự động hóa ứng dụng IOT”: Dự án kỹ thuật độc đáo của thầy và trò FPoly Hà Nội

14:40 09/04/2022

Ngày 7/4 vừa qua, tại talkshow “Toàn cảnh dự án ứng dụng IOT”, các chuyên gia cùng giảng viên Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá đã chia sẻ về quá trình thực hiện dự án, những khó khăn và các bài học kinh nghiệm.

Hội thảo “Toàn cảnh dự án tủ điện tự động hóa ứng dụng IOT”

Dự án thiết kế tủ điện điều khiển sân vườn ứng dụng IOT đã thành công với đánh giá chất lượng từ khách hàng. Để hoàn thành dự án khó như vậy, các chuyên gia cũng như người phụ trách thiết kế điện ứng dụng IOT đã gặp phải nhiều khó khăn trong khâu làm việc.

Vì vậy, trong talkshow Toàn cảnh dự án tủ điện tự động ứng dụng IOT, thầy Hoàng Trung Hiệp – Giảng viên Tự động hóa đã chỉ ra những lỗi sai, điều cần phải rút kinh nghiệm sau khi thiết kế dự án.

Dự án lắp đặt tủ điện tự động hóa được thực hiện tại Vinhomes Riverside Long Biên với sự chỉ đạo của hai giảng viên ngành Điện cơ khí và Tự động hóa: thầy Hoàng Trung Hiệp và thầy Nguyễn Ngọc Tuấn. Đồng hành, học việc trong dự án và tham gia lắp đặt là hai bạn sinh viên chuyên ngành Tự động hóa: Vũ Mạnh Hùng và Phạm Văn Hải Dương.

Khách mời tham dự hội thảo

Quá trình hoàn thiện dự án

Quá trình thi công dự án bao gồm 5 bước:

  • Lên ý tưởng điều khiển
  • Chốt ý tưởng
  • Phương án thiết kế và báo giá
  • Tạm ứng – thi công sản phẩm
  • Thực hiện lắp đặt

Nói về quy trình hoàn thành sản phẩm, thầy Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ: “Trong quá trình thi công, các bạn cần chú ý tới vài thứ như dây mạch điều khiển, công đoạn lên ý tưởng để hoàn thiện sản phẩm mà không xảy ra sai sót”.

Về việc sử dụng ứng dụng tự động hóa IOT, bạn Phạm Văn Hải Dương đã chia sẻ về hướng dẫn sử dụng kích hoạt sản phẩm bằng smartphone thông qua kết nối với Internet. Qua hướng dẫn, người xem có thể hiểu được sự hữu ích của ứng dụng IOT trong mọi khía cạnh đời sống chứ không chỉ qua thiết kế mạch điện.

Bài học kinh nghiệm từ dự án

Tại talkshow, thầy Hoàng Trung Hiệp đã nêu ra ba lỗi thường gặp trong thiết kế tủ điện của dự án, đó là: Lỗi thiết kế tủ điện, lỗi lắp đặt tủ điện và lỗi vận hành tủ điện.

Những kinh nghiệm cần rút ra trong dự án

Thầy Hoàng Trung Hiệp – Giảng viên Tự động hóa chia sẻ: “Khâu thiết kế là khâu quan trọng nhất, sau đó mới đến lắp đặt và đưa vào vận hành. Các bạn cần khảo sát, áp dụng bản thiết kế vào thực tế để tránh sai lệch trong kĩ thuật giữa bản thiết kế và ngoài đời thực”.

Hậu quả mang lại bởi sai số thiết kế, không đầy đủ dụng cụ thi công có thể sẽ là lỗi vận hành, thậm chí gây ra chập mạch điện, vì vậy, thầy Hoàng Trung Hiệp nói thêm: “Các bạn sinh viên cần chú ý và tập trung trong việc xem xét bản vẽ dự án. Đồng thời, các bạn cần cập nhật thêm kiến thức về tự động hóa, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ với các bạn về lý thuyết cũng như truyền kinh nghiệm về thực hành”.

Chia sẻ về chuyên môn ngành học

Không chỉ chia sẻ về quá trình hoàn thiện dự án, các giảng viên, chuyên gia còn nhận được nhiều câu hỏi liên quan tới chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa.

Học tại trường làm sao để có kinh nghiệm?

Trả lời về vấn đề này, thầy Nguyễn Ngọc Tuấn nói: “Các thầy cô ngoài giảng dạy vẫn có dự án bên ngoài, vì vậy hãy chia sẻ thật nhiều với thầy cô để thầy cô hiểu mong muốn và sắp xếp công việc cho các bạn ngay khi đang học tại trường”.

Đào tạo ngành Tự động hóa tại trường

Đề cập tới cách giảng dạy của Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá , thầy Tuấn nói: “Tại trường, thực hành được đặt lên hàng đầu, lý thuyết chỉ là một phần. Giảng viên đều dành phần lớn thời gian cho các bạn sinh viên thực hành. Thầy cô đều trên 10 năm kinh nghiệm nên các bạn có thể yên tâm bày tỏ mong muốn thực hành trong môn học”.

Đồng thời, CLB tại trường cũng rộng mở chào đón những bạn sinh viên yêu công nghệ. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên học tập lẫn nhau nhiều hơn. Thầy Tuấn bật mí: “Ngoài các CLB về công nghệ kĩ thuật, CLB về Robot để chuẩn bị cho chương trình Robocon sắp được thành lập. Các em có thể tham gia nếu có hứng thú với bộ môn sáng tạo này”.

Học ngành này có khó không?

Nhận được câu hỏi này, thầy Hoàng Trung Hiệp chia sẻ: “Học tập hay trong cuộc sống đều không dễ dàng. Chỉ cần có những đam mê trong học tập thì em sẽ có động lực chinh phục, vượt qua những khó khăn. Môn học chuyên ngành rất thực tế, nếu đam mê các em sẽ thấy môn học bổ ích”.

Đặc biệt, trong lĩnh vực IOT, nhiều bạn sinh viên bày tỏ băn khoăn về độ khó của ứng dụng này. Thầy Hiệp chia sẻ: Đây là lĩnh vực rộng vì một sản phẩm lĩnh vực IOT có thể được ứng dụng rất nhiều nơi, ngoài ra bạn có thể ứng dụng IOT trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như: đèn dân dụng, cảm biến IOT trong nhà máy. Vậy nên hãy ứng dụng IOT mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống, không chỉ trong thiết kế điện”.

Ứng dụng IOT trong lắp đặt tủ điện tự động hóa

Hy vọng rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều dự án thực tế thú vị hơn nữa để các bạn sinh viên có thể tham gia, nhanh chóng, tích luỹ kinh nghiệm, cũng như định hướng sự phát triển bản thân thông qua ích lợi mà phương châm “Thực học – Thực nghiệp” đã và đang mang tới.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận