Ứng tuyển vào một vị trí công việc, sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Một trong số đó chính là chiếc CV – Thứ tạo ấn tượng đầu tiên khi doanh nghiệp tiếp nhận.
Mỗi học kỳ, phòng Quan hệ doanh nghiệp FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội tiếp nhận số lượng lớn CV từ các bạn sinh viên. Bên cạnh những CV “Chuẩn” thì cũng còn khá nhiều CV gặp những lỗi cơ bản không đáng có. Hãy cùng điểm qua những lỗi sai thường gặp và cách khắc phục trong bài viết này nhé!
- Kỹ năng
Kỹ năng cứng với kỹ năng chuyên môn có phải là 1? Tin học TopCV có phải là một loại kỹ năng???… Các bạn sinh viên thường không phân biệt được các nhóm kỹ năng dẫn đến sự lộn xộn trong CV
Phòng QHDN mách bạn 3 nhóm kỹ năng cơ bản cần có trong CV:
- Kỹ năng mềm: sẽ bao gồm các kỹ năng như Kỹ năng làm việc,..
- Kỹ năng chuyên môn: Sử dụng thành thạo công cụ Ai, Ps…
- Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng anh cơ bản
Đặc biệt, kỹ năng chuyên môn là một trong những nội dung quan trọng mà Nhà tuyển dụng quan tâm, nhưng thường bị các bạn sinh viên bỏ qua. Thông thường, sinh viên chỉ dừng lại ở việc liệt kê các kỹ năng giống CV mẫu hoặc liệt kê những kỹ năng không liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Để mục kỹ năng trở nên ấn tượng hơn, sinh viên nên viết ngắn gọn, liệt kê những thông tin liên quan đến công việc ứng tuyển. Ví dụ: sinh viên học Công nghệ thông tin nên mô tả những công cụ, ngôn ngữ, nền tảng lập trình và mức độ sử dụng (cơ bản, thành thao?); sinh viên học Digital Marketing nên đề cập đến khả năng viết lách, phân tích số liệu, thiết kế, …
Việc sở hữu những kỹ năng phù hợp sẽ giúp nhà tuyển dụng cảm thấy ứng viên chính là một nhân tố phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển. Từ đó, cơ hội được liên hệ và tiến đến những buổi phỏng vấn sau cũng được mở ra nhiều hơn.
- Kinh nghiệm
Không phải cứ đi làm tại doanh nghiệp mới được tính là có kinh nghiệm, làm assignments, dự án tốt nghiệp, hoạt động tại các CLB học thuật cũng chính là kinh nghiệm chuyên môn mà sinh viên nên viết vào CV.
Nên viết 2-3 kinh nghiệm và tập trung liệt kê chi tiết về quá trình làm việc: Thời gian làm việc trong bao lâu? Đảm nhận chức vụ gì? Những công việc chính? Kết quả bạn đạt được như thế nào? Kinh nghiệm và bài học rút ra sau quá trình làm việc?
Một tip nhỏ mà có võ để khẳng định sự khác biệt trong bản CV đó là hãy cố gắng số hóa kết quả làm việc thay vì chỉ sử dụng động từ mô tả chung chung. VD:
– Xây dựng page đạt 1000 likes trong 1 tháng
– Trung bình lượt tiếp cận mỗi bài viết: 3000 reach
– Đạt 30 triệu tiền doanh thu trong tháng làm việc đầu tiên
Cuối cùng, để tăng tính thuyết phục, các bạn sinh viên cũng đừng quên gắn link sản phẩm mà mình đã thực hiện vào CV. Link sản phẩm sẽ là tài liệu “đắt giá” nhất để Nhà tuyển dụng nhìn nhận và đánh giá năng lực của bạn thông qua từng thiết kế, từng bài viết, …
- Trình bày
Có lẽ bạn chưa biết, Nhà tuyển dụng sẽ chỉ giành 6 giây đầu để quyết định có tiếp tục đọc tiếp CV của bạn hay xếp nó vào một góc. Chính vì vậy việc trình bày CV một cách chỉn chu và đẹp mắt chính là điểm quan trọng quyết định sự “thành – bại” trong công cuộc xin việc của bạn
Tuy nhiên, quan trọng như vậy nhưng Phòng QHDN vẫn nhận được rất nhiều bản CV trình bày “qua loa” và viết câu văn không đúng chính tả. Để khắc phục điều này, sinh viên chú ý kiểm tra toàn bộ lỗi chính tả ngay sau khi hoàn thành bản CV.
Ngoài ra, lỗi font chữ cũng là lỗi sai thường thấy trong rất nhiều bản CV của sinh viên. Một bản CV chỉ nên sử dụng tối đa 2 font chữ, sử dụng các font cơ bản như Times New Roman, Calibri, Arial để chắc chắn không bị lỗi font.
Đối với bố cục, các mẫu CV trên mạng hiện nay đã có bố cục, màu sắc rất đẹp mắt, tuy nhiên, khi làm CV sẽ có nhiều mục không phù hợp phải xóa đi dẫn đến tình trạng mất cân đối (thông tin dồn hết sang một phía, nửa trên CV dày đặc chữ nhưng nửa dưới lại trống hoác, …) hoặc có tình trạng CV chỉ toàn chữ không phân biệt được các mục với nhau. Để giải quyết vấn đề này, sinh viên nên phân phối thông tin đồng đều trên toàn bộ khổ giấy; đồng thời, phân cấp thông tin rõ ràng: đề mục chỉnh size to và có màu khác so với nội dung.
Trên đây là những lỗi sai thường mắc phải, FPoly-ers lưu ý để tránh nhé!