Vì sao nói PR là “vũ khí” chinh phục trái tim người tiêu dùng của doanh nghiệp? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Cuộc chạy đua tiếp thị và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt, hơn bao giờ hết các nhà quản trị cần phải chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh thương hiệu công ty một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Để giải quyết bài toán này, PR đã xuất hiện và chính thức là bước đệm hoàn hảo giúp nâng tầm thương hiệu, gắn kết doanh nghiệp với khách hàng, công chúng mục tiêu, từ đó giúp doanh nghiệp giành lợi thế trong cuộc chiến định vị trong tâm trí khách hàng.
PR quyền lực như thế nào?
Vì sao nói PR là một công cụ quyền lực trong thời đại tiếp thị và quảng bá hình ảnh? Đối diện với cuộc chạy đua căng não, những nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ đâu là hướng đi sử dụng PR hiệu quả nhất.
- Mọi doanh nghiệp đều mong muốn phát triển mối quan hệ sâu sắc với các nhóm công chúng
Các tổ chức nhỏ lẻ dường như rất khó tồn tại trong xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Bởi vậy, các tổ chức này sáp nhập với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, từ đó làm gia tăng đối tượng mục tiêu mà công ty cần tương tác. Điều này làm nâng cao nhu cầu quản lý các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhóm mục tiêu của họ, đồng thời tăng gấp đôi sức mạnh của PR.
- Sự phát triển vượt bậc của sản xuất đại trà
Trước đây, khi công nghệ sản xuất hiện đại chưa ra đời, sản xuất thủ công chiếm ưu thế. Tiếng nói của người bán rất có trọng lượng bởi cung thấp hơn cầu trong thị trường. Người bán không phải nhượng bộ người mua. Ngày nay, mọi thứ trở nên đảo ngược do sự xuất hiện của sản xuất đại trà. Người mua có nhiều sự lựa chọn bởi hàng hóa được sản xuất liên tục, ồ ạt. Người bán không thể ngồi chờ đến khi khách hàng đến hỏi mua, mà hàng bán ra không được thì doanh nghiệp không thể tồn tại, vì vậy, người bán phải biết cách giữ mối quan hệ tốt với khách hàng để đảm bảo bán được hàng và doanh nghiệp có lãi. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của PR.
- Các phương tiện truyền thông, Internet và báo chí phát triển vô cùng mạnh mẽ
Hàng triệu ấn phẩm truyền thông được xuất bản chỉ trong một ngày và thông tin được gửi đi khắp mọi nơi ngay lập tức chỉ bằng một cú nhấp chuột. Điều này làm tăng cơ hội cho doanh nghiệp tiếp xúc với nhiều đối tượng công chúng và làm tăng sức mạnh của PR.
Tìm hiểu về Quan hệ công chúng (PR – Public Relations)
Khác với Marketing hay quảng cáo, mục đích của PR là xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trên nhiều nền tảng khác nhau. Thông qua các chiến dịch, kết quả mà Quan hệ công chúng thu lại là thiện cảm và đánh giá tích cực từ các nhóm công chúng, từ đó khẳng định tên tuổi, vị thế của doanh nghiệp. Trong một tổ chức, bộ phận PR cần kết hợp hiệu quả với bộ phận Marketing để tạo ra các chiến dịch hiệu quả nhất trên cả doanh số lẫn hình ảnh trước công chúng.
Quan hệ công chúng (PR) là ngành học tập trung vào việc đào tạo, lập kế hoạch, nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ và truyền thông, ngành quan hệ công chúng ngày càng chứng tỏ được sự cần thiết và tầm quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Các công ty ngày càng có nhiều yêu cầu cao đối với nguồn nhân lực trong ngành này, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phải chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, có thể thấy, cơ hội nghề nghiệp ngành Quan hệ công chúng dành cho các bạn trẻ yêu thích và đam mê lĩnh vực này là rất lớn.
“Thông điệp truyền thông” – Yếu tố quan trọng trong PR
Hãy tưởng tượng, giả sử mỗi ngày người tiêu dùng nhận được hàng nghìn thông điệp truyền thông từ các công ty khác nhau thông qua nhiều hình thức truyền tải khác nhau, liệu họ có nhớ tất cả chúng không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vậy nên nói gì và nói như thế nào để họ nhớ đến bạn vẫn là một câu hỏi hóc búa đối với nhiều công ty.
Thông điệp truyền thông được hiểu đơn giản là những gì doanh nghiệp có thể nói với người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xem nó có đáng tin và chấp nhận nó hay không lại là quyền của người tiêu dùng.
Câu hỏi quan trọng của bài toán định vị mà các công ty phải trả lời là: Làm gì? Làm cho ai? Những nhu cầu nào cần được đáp ứng? Và tại sao mọi người sử dụng nó? Câu trả lời càng chi tiết bao nhiêu thì sản phẩm sẽ càng hoàn hảo bấy nhiêu. Do đó, các công ty có thể thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn mình hay không dựa vào việc chiến lược định vị thương hiệu của họ có tạo ra những giá trị khác biệt mà người tiêu dùng cần hay không. Không có một sản phẩm nào được sản xuất ra có khả năng phục vụ tất cả nhu cầu của mọi người, ở mọi mục đích và mọi độ tuổi. Vì vậy, nếu mô tả sản phẩm quá chung chung sẽ khó giữ chân khách hàng.
80% giá trị quảng cáo được sử dụng để duy trì sự nhận biết và chỉ 20% để khuyến khích người tiêu dùng dùng thử sản phẩm. Đây là lý do tại sao các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới vẫn tiếp tục tạo ra các quảng cáo thú vị để duy trì sự nhận biết trong tâm trí người tiêu dùng. Việc giữ vững vị thế của sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để sản phẩm không bị người tiêu dùng quay lưng và lãng quên. Để làm được điều này, mỗi thông điệp và cách thể hiện phải có ý nghĩa nhất quán từ khi ra đời xuyên suốt quá trình tồn tại trên thị trường.
Theo tâm lý chung, khi một thương hiệu đã nổi tiếng, các nhà đầu tư thường mong muốn sử dụng được thương hiệu đó rộng ra, vì nếu xây dựng một thương hiệu mới sẽ tốn rất nhiều chi phí và thời gian. Tuy nhiên đã từng có những thất bại từ việc mở rộng định vị này như trường hợp Pepsi phát triển dòng Sản phẩm Aquafina Plus (thêm hương vị) của dòng Aquafina tinh khiết hay như Vinamilk đầu tư vào phát triển cà phê và bia.
Quan hệ công chúng là một phần của chiến lược marketing mà các tổ chức, doanh nghiệp cần chú trọng. Hiệu quả mà quan hệ công chúng mang lại cho công ty là những lợi ích lâu dài, giúp xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu, tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan cũng như khách hàng. Ngày nay, trong thời đại số hóa và bùng nổ thông tin, các công ty không nên chỉ tiến hành các hoạt động PR theo cách truyền thống mà nên đẩy mạnh cả trên các nền tảng trực tuyến bằng các chiến dịch truyền thông tích hợp, đặc biệt, các công ty cần đầu tư vào các hoạt động PR liên tục và lâu dài.
Nắm rõ nhu cầu phát triển của ngành nghề này, giảng viên trong ngành tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá luôn thường xuyên tổ chức nhiều buổi học bổ sung kiến thức PR dành cho sinh viên. Tại đây, sinh viên sẽ được học các kiến thức liên quan tới:
- Kiến thức Marketing và Truyền thông
- Cách xây dựng hình ảnh thương hiệu
- Thực hành quản lý dự án, chiến dịch truyền thông, truyền thông đa phương tiện, truyền thông tích hợp, kỹ năng viết báo, quản trị nguồn lực và quản trị khủng hoảng trong truyền thông
- Kỹ năng lập kế hoạch, chiến dịch PR
- Kỹ năng mềm
- Tiếng Anh chuyên ngành liên quan tới PR
Là một nhánh trong chuyên ngành Quan hệ công chúng (PR) và Tổ chức sự kiện (Event) của trường, ngành PR còn giúp sinh viên học hỏi hướng đi sáng tạo của ngành được tự do thực hiện các dự án, tham gia cuộc thi để phát triển kỹ năng truyền thông – marketing – PR. Tiến đến thời gian thực tập, sinh viên sẽ được nhà trường giới thiệu làm việc tại các doanh nghiệp truyền thông, công ty phát triển sản phẩm, thương hiệu, từ đó bổ sung, trau dồi thêm kỹ năng chuyên ngành của bản thân, đồng thời nâng cao trải nghiệm, cọ xát ở môi trường thực tế.
Giảng viên Phạm Thị Ngọc Mai
Ngành Quan hệ công chúng – Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội