Storytelling là gì? Khám phá nghệ thuật kể chuyện trong xây dựng thương hiệu

15:16 20/04/2023

Nghệ thuật kể chuyện (storytelling) là một trong những yếu tố then chốt xây dựng nên câu chuyện thương hiệu truyền cảm hứng và hấp dẫn người tiêu dùng. Vậy làm thế nào Marketer có thể dùng khả năng kể chuyện để chạm tới cảm xúc của khách hàng?

Storytelling Marketing – Nghệ thuật kết nối cảm xúc

Storytelling hay phương pháp “kể chuyện” chính là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và truyền đạt những thông điệp, câu chuyện,… có liên quan đến thương hiệu. Không chỉ mang thông tin cốt lõi của doanh nghiệp đến với khách hàng, storytelling còn là “cầu nối cảm xúc” giữa khách hàng và thương hiệu.

Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Kể chuyện chính là phương pháp có thể tác động tới cảm xúc và giúp nhóm khách hàng mục tiêu hiểu được giá trị mà marketer muốn tạo ra.

Nghệ thuật kể chuyện trong marketing không đơn thuần chỉ là để giải trí. Câu chuyện hay phải là một câu chuyện chân thật, sáng tạo, mang lại nhiều cảm xúc, lan truyền cảm hứng và dẫn dắt độc giả vào một hành trình. Để chiến dịch marketing của bạn chạm đến cảm xúc của khách hàng, hãy kể cho họ một câu chuyện thật cuốn hút.

Storytelling – kết nối cảm xúc của khách hàng và doanh nghiệp

Lợi ích mà storytelling mang lại cho doanh nghiệp

1. Thu hút khách hàng tiềm năng

Storytelling là cách truyền tải thông điệp một cách tự nhiên, gần gũi nhất đến với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Ngày nay, khi mà lượng thông tin, kiến thức, content cạnh tranh giữa các thương hiệu dần “ngập tràn” ở khắp mọi nơi thì việc khai thác nội dung theo hướng storytelling sẽ giúp khách hàng tìm được sự đồng cảm với thương hiệu – một bước quan trọng để thiết lập mối quan hệ với người tiêu dùng.

2. Quảng bá thương hiệu

Nếu thực hiện chiến lược xây dựng storytelling đúng cách, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng thu hút được đông đảo khách hàng và công chúng, trở thành chủ đề bàn tán của những người quan tâm và là bàn đạp cho thương hiệu “tỏa sáng”.

3. Chất liệu đặc biệt cho content marketing

Người làm Marketing có thể sử dụng storytelling như một cách kể chuyện, chia sẻ để văn phong trở nên thoải mái, không cứng nhắc, giúp người đọc cảm thấy dễ thở hơn khi tiếp thu nguồn thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Phương pháp này vô cùng hiệu quả khi bạn bị bão hòa ý tưởng. Chỉ cần vận dụng kỹ năng sử dụng storytelling của mình, bạn có thể khai thác nội dung cũ theo một cách mới mẻ, sáng tạo một cốt truyện hấp dẫn, thu hút hơn.

Chiến dịch quảng bá qua sản phẩm âm nhạc “Đi để trở về” của dòng Biti’s Hunter

Những bí quyết kể chuyện hấp dẫn

1. Xây dựng cốt truyện và nhân vật phù hợp với thị trường

  • Glue (Gắn kết): câu chuyện phải gắn kết với thông điệp marketing. Sự hiệu quả của những câu chuyện nằm ở chỗ nó gắn chặt vào một nhóm niềm tin đặc thù, giữ vị trí nền tảng với thị trường mục tiêu.
  • Reward (Phần thưởng): những câu chuyện hay thường chứa những cam kết về phần thưởng xứng đáng như giảm cân, thành công tài chính, an toàn,… Khách hàng sẽ lắng nghe nếu bạn nói cho họ biết những điều họ có thể đạt được, nhữn g điều sẽ có giá trị cho cuộc sống cá nhân hay những điều sẽ giúp họ đạt được ước mơ.
  • Emotion (Cảm xúc): sẽ là một câu chuyện tuyệt vời nếu nó tác động mạnh vào những tình cảm sâu lắng nhất của người nghe chứ không phải lý trí của họ.
  • Authentic (Tin cậy): một câu chuyện tốt trước hết phải là một câu chuyện đáng tin. Điều này không đòi hỏi câu chuyện marketer lan truyền phải đảm bảo 100% là thật, mà nó cần được xây dựng dựa trên những thực tế về thương hiệu, trên những giá trị có thật.
  • Target (Mục tiêu): thành công của storytelling marketing chỉ có được nếu câu chuyện được phát triển phù hợp với nhóm người nghe. Hiệu quả của chiến dịch phụ thuộc mức độ liên quan của câu chuyện.Cùng cốt truyện một cô gái xinh đẹp, đáng thương sống chung với mẹ con dì ghẻ và đổi đời khi lấy được hoàng tử, ở phương Tây đó là “Cô bé Lọ Lem”, còn ở Việt Nam là “Tấm Cám”.

2. Tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu

3 yếu tố cần thiết để tạo nên một câu chuyện thật đẹp gửi tới khách hàng:

  • Trôi chảy – Bạn có thể đọc/xem lướt qua câu chuyện một cách nhanh chóng hay còn bị ngắc ngứ ở đâu đó?
  • Tính liên kết – Liệu câu chuyện của bạn có mối liên kết cá nhân với khách hàng ở việc gì đó hay không?
  • Mới lạ – Liệu có điều gì ngạc nhiên hay mới lạ trong câu chuyện bạn kể? Thậm chí, bạn có tạo ra được bất kỳ thay đổi về hình thức nào so với những câu chuyện cũ hay không?

3. Kết hợp nhiều hình thức

Thách thức lớn nhất cho các chiến dịch storytelling marketing nhiều khi nằm ở vấn đề chi phí. Những câu chuyện được dàn dựng công phu thường đòi hỏi đầu tư lớn do có kịch bản dài, chuỗi phim quảng cáo nhiều phần nên cần phát sóng với tần suất lặp lại lớn để khán giả không quên cốt truyện.

Giải pháp được nhiều công ty ưa chuộng hiện nay vẫn là kết hợp storytelling với viral marketing, biến câu chuyện thành những con virus được lây lan trong thế giới trực tuyến.

Xây dựng storytelling cần tuân theo nguyên tắc GREAT

Steve Jobs: Bậc thầy nghệ thuật storytelling

“Mỗi sản phẩm ra đời nên có một câu chuyện giải thích lý do vì sao nó cần tồn tại và nó sẽ giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng như thế nào. Một câu chuyện về sản phẩm tốt cần ba yếu tố: Thu hút khía cạnh lý trí và cảm xúc con người, có những khái niệm phức tạp và làm cho chúng trở nên đơn giản, tập trung giải quyết các vấn đề”, cố CEO Apple Steve Jobs mở đầu bài thuyết trình.

Từ năm 1984, khi Apple giới thiệu Macintosh. Nó không chỉ thay đổi Apple mà đã thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp máy tính. Năm 2001, Apple giới thiệu iPod đầu tiên, và nó không chỉ thay đổi cách nghe nhạc của tất cả mọi ngưiif mà còn thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc.

“Những chiếc điện thoại cao cấp nhất được gọi là smartphone. Tuy nhiên, vấn đề của chúng là không thông minh và khó để sử dụng”, đây chính là lý do iPhone ra đời, là một chiếc smartphone giải quyết được những vấn đề (pain point) mà người dùng đang gặp phải.

Bài thuyết trình của Steve Jobs giống như một cuộc trò chuyện hàng ngày. Đó là câu chuyện của sản phẩm. Điều này đã thúc đẩy những gì mà Apple đã xây dựng sau đó. Một câu chuyện hay phải dựa trên sự đồng cảm, nó cần phải kết hợp giữa sự thật và cảm xúc của khách hàng. Điều mà Steve Jobs làm một cách hoàn hảo đó là kết nối cảm xúc của khách hàng với những gì mà họ quan tâm. Những câu chuyện gần gũi mà Steve Jobs truyền tải đến cho khách hàng đã tạo nên thành công toàn cầu của Apple nói chung và iPhone nói riêng.

Để kể một câu chuyện hấp dẫn, những người kể chuyện đích thị là một “nghệ sĩ”

Qua những kiến thức trên, hy vọng các bạn sinh viên sẽ có thêm kiến thức về storytelling cũng như vai trò của storytelling đối với các chiến dịch quảng bá của doanh nghiệp, vận dụng những bí quyết khi xây dựng câu chuyện để thuận lợi chạm đến trái tim của khách hàng.

Giảng viên Nguyễn Minh Nhật 

Bộ môn Quản trị kinh doanh

Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận