Hãy tham khảo ngay Top 5 công cụ quan trọng giúp bạn phân tích nội dung cũng như tìm được những dạng content đang HOT để áp dụng trong bài viết của mình nhé!
Việc đo lường hiệu quả cũng như phân tích các hoạt động trên social media là điều vô cùng quan trọng đối với những nhà làm marketing đặc biệt là marketing trên mạng xã hội. Cùng tìm hiểu một số công cụ hữu ích giúp đỡ cho các bạn ở phần dưới đây nhé!
-
Buzzsumo
BuzzSumo là công cụ hiệu quả giúp bạn xây dựng nội dung chất lượng khi làm Marketing. Thông qua công cụ này, bạn có thể thu thập, phân tích và nghiên cứu các nội dung từ các mạng xã hội, từ đối thủ cạnh tranh hay các website khác trên Internet. Bên cạnh đó, BuzzSumo còn giúp bạn khám phá các ý tưởng nội dung số rộng lớn, cập nhật các xu hướng nội dung (trending) mới nhất.
- Ưu điểm:
- Đơn giản hóa quy trình xác định nội dung phổ biến nhất cho một chủ đề cụ thể
- Dễ dàng lọc kết quả
- Thân thiện với người dùng
- Tìm những người có ảnh hưởng chính
- Cho phép phân đoạn những người có ảnh hưởng
- Cung cấp thông báo email tự động về nội dung của đối thủ cạnh tranh
- Giúp dễ dàng tìm thấy các trích dẫn mà bạn có thể đưa vào nội dung của riêng mình
- Phần “Thịnh hành ngay bây giờ” xác định các chủ đề hiện đang hot
- Nhược điểm:
- Không làm tốt trong phân tích backlink
- Giá gốc rất đắt
- Sẽ rất tốt nếu công ty phát triển thêm các tính năng
- Không rõ tại sao một số người có ảnh hưởng lại quan trọng hơn những người khác
- Đôi khi đưa ra các bài báo không liên quan
- Không rõ liệu một bài đăng có nhận được nhiều lượt chia sẻ hay không vì nó đã được thúc đẩy
- Có thể sử dụng bản đồ người ảnh hưởng chuyên sâu hơn
2. Klear
Klear trước đây có tên gọi là Twtrland, là công cụ mang đến cho bạn những bảng phân tích số liệu về người nổi tiếng, những người có sức ảnh hưởng. Điểm đặc biệt là công cụ này mang đến giá trị cực cao nhưng lại hoàn toàn miễn phí.
- Ưu điểm:
- Khoanh vùng những người có sức ảnh hưởng theo từng hạng mục mong muốn như kỹ năng, lĩnh vực hay vị trí của họ.
- Chỉ cần search tên của một Fanpage bất kỳ, có thể xem mọi thông tin chi tiết về tài khoản Fanpage đó. Bao gồm cả tần suất, mức độ hoạt động hay cả danh sách những tài khoản mà Fanpage đó thường xuyên tương tác
- Nhược điểm:
- Công cụ có duy nhất phiên bản tiếng anh cho người dùng
- Phổ biến nhiều hơn để phân tích KOLs, KOCs nước ngoài
3. Facebook Library Ads
Là công cụ miễn phí dành cho tất cả mọi người, bạn có thể nghiên cứu bất kỳ trang nào hiện có trên Facebook bằng cách gõ tên trang thương hiệu hoặc từ khóa liên quan. Một số thông tin xem được chính là ưu điểm của Facebook Library Ads.
- Ưu điểm:
- Thời gian tạo page, lịch sử đổi tên trang
- Số lượng người quản lý page
- Các hoạt động quảng cáo của page: có thể lọc theo vị trí địa lý, thời gian, kênh chạy như Facebook hay Instagram, Messenger… và định dạng như video, hình ảnh…
- Các thông số quảng cáo như ngày bắt đầu chạy, ID ads
- Nhược điểm:
Vì đây là bản miễn phí nên còn nhiều hạn chế về tính năng như chỉ áp dụng spy các quảng cáo trên Facebook hoặc hệ sinh thái của Facebook.
4. Fanpage Karma
- Ưu điểm:
- Cung cấp các phân tích chi tiết trong 90 ngày qua của 1 trang.
- Có một bảng so sánh với đối thủ và không giới hạn về số lượng đối thủ.
- Cho ra các bảng báo cáo và cảnh báo định kỳ hàng tuần. (Nếu muốn hãy vào phần cài đặt và chọn chế độ này)
- Các so sánh được Karma cung cấp miễn phí. Bao gồm: độ tương tác, mức tăng trưởng, nguồn content thường được sử dụng và các keyword, nội dung bài đăng đứng đầu, tần suất, độ tương tác theo ngày và thời gian, dạng bài viết cùng các số liệu khác.
- Hiển thị các biểu đồ và đồ thị so sánh. Điều này cho phép bạn đánh giá nhanh các điểm mạnh, yếu của trang cùng lĩnh vực, hoặc đối thủ.
- Nhược điểm:
- Giao diện hơi khó dùng, không có phiên bản tiếng việt, bản update nhiều chi tiết khiến cho người dùng khó phân tích như bản cũ.
5. BigSpy
Cũng như Facebook Ad Library, BigSpy cũng là một công cụ miễn phí. Bigspy cho phép chúng ta tìm kiếm các mẫu quảng cáo đang chạy với keyword hoặc một số tùy chọn nhất định. Đặc biệt thú vị là tính năng lọc quảng cáo theo đa nền tảng (gồm Facebook, Instagram, Youtube, Pinterest, Twitter…), theo dạng call to action, ads type …
- Ưu điểm:
- Sử dụng BigSpy, bạn không chỉ nghiên cứu quảng cáo của 1 đối thủ, mà còn có thể tìm kiếm quảng cáo theo cả một ngành. Ví dụ keyword “mỹ phẩm”.
- Nhược điểm:
- Chỉ cho phép sử dụng miễn phí 4 lượt tìm kiếm mỗi ngày, nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng cần phải nâng cấp gói tính phí hoặc mời 3 người bạn để sử dụng phiên bản pro trong 10 ngày.
- Khi hiển thị kết quả, công cụ cũng hạn chế chỉ cho nhìn thấy 6 kết quả đầu.
Hy vọng, với top 5 công cụ trên, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thiện công việc!
Bộ môn Digital Marketing
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội