“Trong cuộc sống, chúng ta thường phải thương lượng, đàm phán và tìm cách đạt được những thỏa thuận hay mục tiêu của mình”.
Cuộc sống không chỉ gồm những cuộc đàm phán lớn như thương thảo hợp đồng hay thỏa thuận kinh doanh, mà còn bao gồm những thương lượng nhỏ hằng ngày, ví dụ như thương thảo với bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình.
Điều này nhấn mạnh rằng khả năng thương lượng và đàm phán là một kỹ năng quan trọng để đạt được sự thành công và đáp ứng được nhu cầu của mọi người trong cuộc sống.
Có một câu nói rất hay: “Everything in your life is a negotiation” – có nghĩa là: “Mọi thứ trong cuộc đời bạn đều là một cuộc đàm phán”. Cứ ngẫm lại xem, bạn sẽ thấy điều đó đúng.
Bạn đàm phán hàng ngày, bạn thất bại trong đàm phán hàng ngày, bạn chiến thắng đàm phán mỗi ngày. Chỉ có điều bạn không nhận ra bạn đã trải qua cuộc đàm phán mà thôi.
Đàm phán là quá trình giao tiếp giữa hai hoặc nhiều bên nhằm thỏa thuận về các vấn đề, tranh chấp, hoặc mục tiêu chung. Mục đích của đàm phán là tìm ra giải pháp hoặc thỏa thuận có lợi cho tất cả các bên liên quan, thông qua việc thương lượng và giải quyết những khác biệt, xung đột, hoặc quan ngại.
Vậy khi bạn mua một món hàng ở ngoài chợ, bạn mặc cả để người bán giảm giá cho món hàng bạn mua để đạt được mục đích của bạn, đó không phải là đàm phán sao? Trong quá trình bạn tìm cách “cưa cẩm” một cô gái, tán đổ cô ta; đó không phải là đàm phán để mục tiêu đồng ý tin bạn, trao cho bạn trái tim hay sao?
Tất cả đều là đàm phán, nhưng bạn chưa bao giờ nhận ra. Bạn chưa bao giờ tự hỏi mình tại sao mình đàm phán thất bại, mình đã đàm phán thành công ra sao? Chính vì chưa nhận ra điều đó nên bạn sẽ chẳng học được gì từ những thất bại để trở thành bậc thầy đàm phán cả.
Đàm phán cũng giống như một vũ điệu – đó là một môn nghệ thuật. Giống như một bản nhạc, đàm phán cũng có điệu nhịp và giai điệu riêng. Nó được điều chỉnh bởi sự thay đổi trong tình hình, thái độ và cảm xúc của các bên tham gia. Giống như những bước nhảy múa nhẹ nhàng, đàm phán cũng cần có sự mềm mại uyển chuyển, linh hoạt và tinh tế. Nhưng khi cần thì cũng phải dứt khoát và quyết đoán.
Vậy nên, việc đầu tiên trong vũ điệu đàm phán cần đạt được để có thể nhảy múa với nó đó là bạn hiểu giai điệu nhạc này – hiểu rằng mọi thứ trong cuộc đời bạn là những cuộc đàm phán.
Và khi đó, bạn mới sẵn sàng cho các cuộc đàm phán.
- Xác định mục tiêu đàm phán
Vì sao phải xác định mục tiêu đàm phán? Mục tiêu đàm phán giúp chúng ta tập trung vào mục đích cuối cùng mà chúng ta muốn đạt được. Nó giúp chúng ta xác định được những yếu tố quan trọng và ưu tiên trong quá trình đàm phán, từ đó tạo sự tập trung và sự phân chia thời gian, năng lượng và tài nguyên.
Mục tiêu đàm phán cung cấp một khung nhìn rõ ràng về những gì chúng ta muốn đạt được và hướng dẫn chúng ta trong việc xây dựng chiến lược đàm phán. Nó giúp chúng ta xác định những mục tiêu cụ thể, các yếu tố quan trọng cần thảo luận, và sự linh hoạt trong quá trình đàm phán.
Khi chúng ta đã xác định rõ mục tiêu đàm phán, chúng ta có khả năng cao hơn để đạt được kết quả mà chúng ta mong muốn.
Mục tiêu đàm phán cung cấp định hướng và động lực cho chúng ta, giúp chúng ta nắm bắt cơ hội, đối phó với thách thức và đàm phán một cách hiệu quả hơn.
Xác định mục tiêu đàm phán cũng giúp chúng ta quản lý kỳ vọng của mình và của đối tác. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì có thể đạt được và giới hạn của chúng ta. Điều này giúp tránh tình trạng không hiệu quả hoặc thất vọng trong quá trình đàm phán.
Mục tiêu đàm phán không chỉ xoay quanh vấn đề cụ thể mà còn đóng vai trò trong việc xây dựng và duy trì quan hệ tương lai với đối tác. Nếu chúng ta có mục tiêu rõ ràng và công bằng, chúng ta có thể xây dựng một môi trường đàm phán tích cực và tạo sự tin tưởng, cộng tác lâu dài.
- Nghiên cứu mục tiêu, đối tác
Nghiên cứu đối tác trong đàm phán là quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin về bên cùng tham gia vào quá trình đàm phán. Đối tác trong đàm phán có thể là các cá nhân, tổ chức, hoặc quốc gia có quyền và lợi ích liên quan đến cuộc đàm phán.
Việc nghiên cứu đối tác giúp các bên hiểu rõ hơn về đối tác của họ, điều này làm tăng khả năng đạt được thỏa thuận thành công và tạo ra môi trường đàm phán tích cực.
- Một số nguyên tắc khi đàm phán
- Thất bại để chiến thắng
Đôi khi, để đạt được kết quả tốt nhất, chúng ta phải chấp nhận thất bại ban đầu và học từ những sai lầm để cải thiện trong các lần đàm phán tiếp theo.
- Nguyên tắc Win – Win
Nguyên tắc Win – Win cả 2 cùng win, hoặc chấp nhận thua nhưng cần nhìn rõ thua ngắn hạn. Phải có cái nhìn dài hạn về việc chấp nhận thua nhưng phải có cách để đối tác phụ thuộc vào bạn, đó sẽ là thời điểm win của bạn.
Để áp dụng nguyên tắc win-win một cách khéo léo trong quá trình đàm phán, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét:
- Hiểu và tôn trọng mục tiêu của đối tác: Để tạo ra một giải pháp win-win, bạn cần hiểu rõ mục tiêu và lợi ích mà đối tác muốn đạt được trong đàm phán. Điều này đòi hỏi bạn lắng nghe và trao đổi ý kiến một cách chân thành và tôn trọng để hiểu được mặt mạnh và yếu của đối tác.
- Tìm ra điểm chung và lợi ích chung: Tìm hiểu các lợi ích và mục tiêu chung mà bạn và đối tác có thể đạt được. Tập trung vào việc tạo ra giá trị bổ sung và tìm kiếm các giải pháp sáng tạo có thể đáp ứng cả hai mục tiêu. Điều này đòi hỏi khả năng tư duy linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm ra các phương án đáp ứng lợi ích của cả hai bên.
- Thể hiện lòng tin và xây dựng mối quan hệ: Để áp dụng nguyên tắc win-win, việc xây dựng một môi trường đàm phán được dựa trên lòng tin và sự hợp tác là quan trọng. Tạo một không gian an toàn và chân thành để mở rộng thảo luận và tìm kiếm những giải pháp tốt nhất cho cả hai bên. Xây dựng một mối quan hệ tốt và ổn định với đối tác là yếu tố quan trọng trong việc đạt được một kết quả win-win.
- Thương lượng một cách linh hoạt và sáng tạo: Trong quá trình thương lượng, hãy sẵn sàng thay đổi và thích nghi với các điều kiện và yêu cầu của đối tác. Tìm kiếm những lựa chọn mà cả hai bên đều có thể chấp nhận và đạt được một thỏa thuận lợi ích chung. Đôi khi, bạn có thể cần giảm bớt một số yêu cầu của mình để tạo điều kiện cho đối tác đạt được mục tiêu của họ và ngược lại.
Ví dụ:
Giả sử bạn là người bán và bạn đang thương lượng với một người mua về giá một sản phẩm. Bạn muốn đạt được giá cao hơn để tăng lợi nhuận của bạn, trong khi người mua muốn đạt được giá thấp hơn để tiết kiệm chi phí. Trong tình huống này, nguyên tắc win-win sẽ giúp cả hai bên đạt được mục tiêu của mình một cách công bằng và tương xứng.
Thay vì đối đầu và chỉ tập trung vào lợi ích riêng, bạn và người mua có thể áp dụng nguyên tắc win-win như sau: Tìm hiểu mục tiêu và quan điểm của nhau: Hãy lắng nghe và hiểu rõ mục tiêu và quan điểm của người mua. Điều này giúp bạn thấu hiểu nhu cầu và ưu tiên của họ.
Mong rằng, với bài viết trên, các bạn đã hiểu ra tầm quan trọng của đàm phán trong cuộc sống cũng như công việc! Hãy trở thành những vũ công khéo léo, điều khiển vũ điệu đàm phán của mình một cách trơn tru, hoàn hảo nhất!
Bộ môn Digital Marketing
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Hà Nội