Lộ trình thăng tiến trong nghề Account

16:56 14/09/2021

Tiếp nối chủ đề Con đường nghề nghiệp Marketing tại Client, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một trong những vị trí tại agency.

Trong agency, Account là một bộ phận chuyên làm việc với khách hàng. Công việc của một account thường bao gồm: tìm kiếm khách hàng cho công ty, trình bày các ý tưởng hoặc đề nghị để được khách hàng chấp nhận, thỏa thuận và ký kết hợp đồng, xây dựng ý tưởng, tư vấn về chiến lược, tính toán kinh phí và quản lý một cách tốt nhất.

Lộ trình thăng tiến trong nghề Account

Nghề Account có lộ trình thăng tiến rất rõ ràng. Mỗi cấp độ đòi hỏi lượng thời gian cũng như kinh nghiệm nhất định. Dưới đây là 3 cấp độ cơ bản của một account.

  1. Account Executive

Account Executive là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lí các vấn đề giao tiếp với khách hàng. Họ sẽ tiếp nhận khách hàng từ nhân viên kinh doanh để tiếp tục công việc chăm sóc, theo dõi, hỗ trợ và đảm bảo tiến độ cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.

Đây có thể xem là thấp độ thấp nhất đối với nghề Account, vị trí này thường không yêu cầu nhiều về kinh nghiệm. Vị trí dành cho những người mới bắt đầu, sinh viên mới ra trường đã trải qua một vài kỳ thực tập.

Đây là vị trí khá tốt đối với những bạn mới bắt đầu với nghề liên quan đến Marketing. Bạn chỉ cần nắm được kiến thức chuyên môn và một số kỹ năng cơ bản về tin học văn phòng, giao tiếp cơ bản.

Mức lương dành cho Account Executive dao động từ 7 triệu đến 12 triệu trên tháng.

  1. Account Management

Cày cuốc ở vị trí Account Executive 2 – 3 năm, mang lại hiệu quả doanh thu,  khách hàng tốt cho Agency rất có thể bạn sẽ được thăng tiến lên vị trí quản lý – Account Management.

Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhiệm thêm một số nhiệm vụ khác thiên về quản lý. Lúc này, Account Management là người chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các công việc account bao gồm: đàm phán và thực hiện hợp đồng; duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng; và là đầu mối liên lạc trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng.

Mức lương sẽ cao hơn khá nhiều. Dao động mức lương đối với vị trí này từ 20 triệu đồng  đến 35 triệu đồng trên tháng.

Account Management là người chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các công việc account
  1. Account Director

Công việc của Account Director là xây dựng các mối quan hệ với đối tác lớn, đưa ra các định hướng về chiến lược cho khách hàng, giải quyết khi có sự cố xảy ra, quản lý bao quát các cấp thấp hơn đó là Account Manager và Account Executive.

Trải qua vị trí Account Manager trong khoảng 5 đến 6 năm, bạn có thể đảm nhận vị trí Account Director nếu thực sự có năng lực.

Lúc này bạn sẽ có mức lương rất cao, dao động trong khoảng từ 40 triệu đến 65 triệu đồng trên tháng. Tuỳ vào doanh thu mà bạn mang về cho công ty mà mức lườn có thể cao hơn.

Vậy người làm nghề Account cần có những tốt chất gì? Và nên chuẩn bị những kỹ năng gì?

Một người trong ngành đã từng chia sẻ: “Người làm nghề Account vừa phải khéo, khôn, vừa phải ngoan”. Đúng vậy, bởi công việc này như một mắt xích, vừa mang tính đối nội, vừa mang tính đối ngoại với các Client (khách hàng).

Để có thể làm tốt ở vị trí Account, các bạn nên trang bị cho mình ít nhất 2 kỹ năng sống còn này: “Quản trị các mối quan hệ”“Khéo léo trong giao tiếp”. Hai kỹ năng này không chỉ áp dụng đối với khách hàng, mà còn áp dụng cả với những thành viên trong Team.

Bên cạnh nhiệm vụ là một sứ giả truyền tin giữa Agency và Client, người làm Account còn thực hiện các vấn đề liên quan đến hợp đồng và thanh toán. Deadline đối với nghề này không chỉ đến từ một phía, account phải thường xuyên đối diện deadline với khách và deadline với đồng nghiệp. Vậy có thể nói,  cân bằng công việc và cuộc sống là vấn đề lớn nhất mà nhiều account mới vào nghề phải đối mặt.

Vậy người làm nghề Account cần có những tốt chất gì? Và nên chuẩn bị những kỹ năng gì?

Vậy khi bước ra từ nghề này, bạn học được những gì?

  • Kỹ năng quản trị các mối quan hệ
  • Nghệ thuật giao tiếp
  • Kỹ năng quản lý thời gian, quản lý các đầu việc
  • Có kiến thức về nhiều lĩnh vực thông quan chia sẻ của client về ngành nghề.
  • Một điều tưởng như “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” là kỹ năng làm việc nhóm.

Bật mí thêm bí quyết gắn bó với nghề.

Các bạn  trẻ cần kiên nhẫn và nhẫn  nại, bởi áp lực từ cuộc sống agency sẽ khiến bạn nản lòng. Tuy nhiên sau một thời gian làm việc để phát triển đủ lâu trong agency, bạn sẽ thấy những điều bạn học được, những điều bạn tích luỹ được sẽ là những thứ mà một công việc hay một môi trường khác khó có thể mang lại được cho bạn.

Có rất nhiều vị trí trong chuỗi những công việc liên quan đến ngành nghề Marketing. Mỗi vị trí công việc sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, đòi hỏi những cá nhân có cá tính, kỹ năng khác nhau. Nếu các bạn còn thắc mắc về vị trí nghề nghiệp nào, đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới nhé!

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận