Những ngành học thuộc khối Công nghệ thông tin luôn là thứ gây sự hấp dẫn cho các bạn sinh viên khi đứng trước ngưỡng cửa của tương lai. Phần vì đó là những ngành hot trong thời đại mới và hơn hết là được sở hữu mức lương khủng.
Ngành Ứng dụng phần mềm điển hình trong số đó. Trong 4 năm gần đây, ngành Ứng dụng phần mềm có sự tăng mạnh ở nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng. Và chắc chắn một điều rằng, khi theo học ngành này, sinh viên khi ra trường sẽ trở thành “triệu phú”.
Mức lương ngành Ứng dụng phần mềm tại Việt Nam
Nói không ngoa khi tại Việt Nam, mức lương của một chuyên viên Ứng dụng phần mềm nhận được là rất cao so với các ngành nghề khác, dao động từ 800 – 1.500 USD/tháng. Với những vị trí cấp cao hơn thì lương lên tới 3.000 hay 4.000 USD/tháng là chuyện hết sức bình thường.
Đặc biệt, xu hướng lương thưởng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nếu một chuyên viên Ứng dụng phần mềm có kiến thức và kinh nghiệm về Blockchain thì mức lương có thể sẽ tăng lên gấp 3 lần do nhu cầu tuyển dụng lớn bởi nhóm nhân sự này rất khan hiếm, thường chỉ chiếm 2 – 5% thị trường.
Mức lương ngành Ứng dụng phần mềm của các công ty lớn trên thế giới
Theo hãng tin tài chính uy tin Bloomberg, trong bảng xếp hạng 10 hãng công nghệ có mức chi trả lương cho chuyên viên Ứng dụng phần mềm cao nhất thì Juniper Networks là hãng đứng đầu danh sách với mức chi trả trung bình lên tới gần 160.000 USD/năm (từ năm 2012).
Trong khoảng thời gian trở lại đây, điển hình vào năm 2020 khi dịch Covid hoành hành, người người nhà nhà thường xuyên truy cập internet nên đây là lúc chuyên viên Ứng dụng phần mềm hoạt động năng suất nhất. Theo Indeed, mức lương trung bình của một nhân viên phát triển phần mềm ở Hoa Kỳ là 106.816 USD.
Vì sao ngành Ứng dụng phần mềm lại có mức lương hấp dẫn?
Trong bối cảnh thị trường công nghệ Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh như hiện nay, có rất nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực này đã đang và sẽ có ý định xâm nhập. Báo cáo của TopDev cho biết, tính đến quý II/2018, lượng việc làm IT đã tăng đến 74% so với năm 2012 và tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, Việt Nam sẽ cần đến 350.000 – 500.000 nhân lực IT đến trước cuối năm 2021.
Tình trạng thiếu hụt lập trình viên có năng lực khiến nghề này càng trở nên “có giá” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công nghệ thông tin là ngành có tốc độ thay đổi chóng mặt, điều này đòi hỏi ứng viên phải luôn cập nhật, học hỏi và tiếp thu cái mới để không bao giờ bị thụt lùi.