1. Front – end và Back – end Web Developer
Front – end chính là những gì mà khi truy cập khách hàng sẽ nhìn thấy được như thiết kế website, menu, hình ảnh, các nút điều hướng, tương tác. Công cụ này giúp doanh nghiệp bố trí, sắp xếp cửa hàng trên website sao cho khách hàng dễ dàng nhìn thấy toàn bộ sản phẩm một cách dễ dàng. Trong khi đó, back – end developer lại là việc viết code để website hoạt động thông qua các tính năng hữu ích được tích hợp trên trang.
2. HTML & CSS
HTML là một ngôn ngữ lập trình, được sử dụng để hiển thị các nội dung như văn bản, tiêu đề, bảng. HTML luôn là lựa chọn đầu tiên của các lập trình viên bởi đây là một trong những ngôn ngữ lập trình dễ học nhất. Còn CSS là công cụ được sử dụng để thiết kế nội dung mà bạn tạo ra từ HTML. Vì vậy nếu mới bắt đầu thiết kế website thì HTML & CSS sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
3. JavaScript
Khi đã thành thạo với HTML & CSS rồi thì bạn tiếp tục làm quen với JavaScript. Đây là công cụ được sử dụng để giúp website trở nên sống động hơn và tăng tính linh hoạt hơn. Ngoài ra, JavaScript cung cấp cho site các tính năng tương tác với mạng xã hội hiệu quả như button Facebook, Twitter retweet, và nhiều dạng khác. Mặt khác nó hiển thị hành động một cách trực quan và giúp lập trình web phân loại các loại click của user.
4. SQL
Nếu website của bạn có sử dụng tính năng thu thập thông tin của người dùng như họ tên, email, ngày tháng năm sinh,…thì cần phải lưu trữ các thông tin này trong một database. SQL là công cụ được sử dụng trong database để lọc, thêm, xóa và nhập các dữ liệu này vào. SQL được ví như một kho lưu trữ, có dung lượng lớn có thể chứa được khối lượng dữ liệu lớn. Ngoài ra, công cụ này cũng giúp bạn tìm kiếm thông tin trong database một cách dễ dàng và nhành chóng.
5. PHP
Để giúp website có thể hoạt động với nhiều chức năng hơn thì bạn cũng có thể học thêm về PHP. Đây là một ngôn ngữ lập trình tuyệt vời vì có khả năng giúp website giao tiếp với database. Khi một trang đăng nhập thì thường là đang sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. Sau khi đăng nhập thông tin, PHP sẽ kiểm tra xem các thông tin đó có đúng hay không. Nếu khớp thì bạn có thể đăng nhập.
6. Các công cụ khác mà hầu hết các Web Developer đều đang dùng
Ngoài các vấn đề trên đây thì để thiết kế website bạn cần biết thêm về các công cụ khác mà hầu hết các Web Developer đều đang dùng.
Nếu bạn đang đi theo hướng Front – end thì nên tìm hiểu về Adobe Color, Adobe Color sẽ giúp bạn có được nhiều bộ tone màu có sẵn và giúp quá trình thiết kế của bạn diễn ra mượt mà hơn. Còn GitHub là công cụ giúp lập trình viên thay đổi front-end hoặc back-end lên website của họ mà không làm ảnh hưởng tới code gốc. Vì vậy bạn cũng nên bỏ qua công cụ này.
7. Các công cụ thiết kế
Ngoài đảm bảo tính năng thì website của bạn cũng cần đầu tư, chăm chút về yếu tố thẩm mỹ để thu hút khách hàng. Chính vì vậy, am hiểu và thông thạo các công cụ thiết kế như Photoshop, AI,… cũng là yếu tố cần thiết mà bạn cần lưu ý khi theo đuổi ngành học này nhé!
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng cần trau dồi các kỹ năng mềm và ngoại ngữ như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, tiếng Anh giao tiếp. Đây sẽ là lợi thế giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Thành thạo những công cụ lập trình trên đây sẽ là bước đầu trong chuỗi hành trình để bạn có thể thiết kế được các website. Tuy nhiên để có thể thiết kế được các website một cách chuyên nghiệp thì bạn cần dày công khổ luyện. Chúc các bạn thành công!