Sinh viên trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá đang lo lắng không biết nên chuẩn bị gì khi đi ứng tuyển, cùng xem qua những “bí kíp” sau đây nhé!
Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc sinh viên đi làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường không còn quá xa lạ nữa, tuy nhiên, để ứng tuyển một cách chuyên nghiệp cần nhiều hơn thế. Để ghi điểm tốt trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần chỉn chu ngay từ khâu chuẩn bị CV, khi đến vòng phỏng vấn trực tiếp, bạn phải có trang phục, tác phong phù hợp,…
CV (viết tắt của từ “Curriculum Vitae”) thường được dịch là sơ yếu lý lịch tự thuật, không phải tờ khai lý lịch có xác nhận của địa phương, về bản chất, CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét duyệt.
CV đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và xem xét từng ứng viên thông qua CV, thậm chí vòng xét duyệt CV được xem là khâu quan trọng trước vòng phỏng vấn trực tiếp. Nếu một công việc “hot”, được nhiều người săn đón sẽ có rất nhiều CV ứng tuyển, dựa vào việc xem xét CV, nhà tuyển dụng sẽ loại được những ứng viên có CV “xấu”, không phù hợp với vị trí đang tuyển.
CV là loại hồ sơ cần được dành thời gian quan tâm bởi vì sẽ phản ánh cái nhìn tổng quan nhất về ứng viên bao gồm thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp, chứng chỉ và giải thưởng (nếu có). Đây là những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong tuyển dụng, vì thế việc tạo được CV chỉn chu cũng là một trong những kỹ năng cần thiết khi bạn có nhu cầu ứng tuyển việc làm.
Thông tin cá nhân: Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Quê quán, Số điện thoại (có kết nối với mạng xã hội càng tốt) và email liên lạc
Trình độ học vấn: Liệt kê các cấp học theo thời gian và theo thứ tự Đại học – Cao đẳng – Trung cấp, các khóa học nghiệp vụ ngắn hạn
Kinh nghiệm làm việc: Liệt kê theo thời gian từ gần đến xa, chỉ nên viết những công việc liên quan đến chuyên môn, lĩnh vực đang ứng tuyển. Nếu bạn là sinh viên, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc hãy liệt kê những hoạt động ở câu lạc bộ, hoạt động xã hội mà nhà tuyển dụng có thể đánh giá được kỹ năng của bạn qua những công việc này
Kỹ năng: Các kỹ năng hiện nay là tin học văn phòng, kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,…) và các kỹ năng bắt buộc phải có gắn liền với công việc như thiết kế, lập trình,…
Mục tiêu nghề nghiệp: Có thể nêu lên mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn, tuy nhiên cần trình bày ngắn gọn để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có kế hoạch rõ ràng, tránh viết lan man, xa rời công việc đang ứng tuyển
Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có): Liệt kê các giải thưởng bạn đạt được trong quá trình học tập, công tác, các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
Bên cạnh việc chuẩn bị cho mình một chiếc CV thật chuyên nghiệp để qua được vòng loại, khi bạn được vào vòng phỏng vấn trực tiếp cần chuẩn bị nhiều thứ hơn như tâm lý, trang phục,… Những quy định này là luật bất thành văn, bạn sẽ không thể tìm thấy chúng được quy định ở đâu, tuy nhiên, những điều này được ngầm hiểu khi đi ứng tuyển việc làm tùy thuộc vào giới tính của bạn là gì mà có những yêu cầu khác nhau về trang phục.
Nếu bạn là nữ, khi đi phỏng vấn nên trang điểm nhẹ, tự nhiên để mặt nhìn sáng hơn, đầu tóc gọn gàng, nên chọn trang phục có gam màu nhạt hoặc trung tính để tạo cảm giác nhẹ nhàng, quần tây dài hoặc váy dài đến gối, đặc biệt, nên mang giày cao gót để tạo cảm giác chuyên nghiệp, nếu bạn không quen khi đi giày cao gót hãy luyện tập trước để có thể tự tin tại buổi phỏng vấn.
Nếu bạn là nam, tóc tai gọn gàng, màu sắc tự nhiên sẽ tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng, áo sơ mi được ủi phẳng, màu nhạt hoặc các gam màu trung tính, quần tây, tùy vào vị trí ứng tuyển mà đi các loại giày cho phù hợp như giày tây, giày thể thao,…
Những điều nên tránh trong ứng tuyển: Liên lạc với nhà tuyển dụng vào giờ nghỉ ngơi, nộp hồ sơ không đúng yêu cầu, muốn được phỏng vấn nhưng không nộp hồ sơ, đã nộp hồ sơ nhưng liên hệ nhà tuyển dụng để xin lại, phỏng vấn đạt nhưng không đi làm và không thông báo gì cho nhà tuyển dụng,…
Bạn đã sẵn sàng để gia nhập thị trường lao động chưa? Bạn còn lo lắng điều gì? Hãy liên hệ với Phòng Quan hệ doanh nghiệp tại cơ sở để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Phòng Quan hệ doanh nghiệp FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ