Là sinh viên ngành Thiết kế đồ họa Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá HCM, các bạn sẽ có cơ hội phát triển đam mê về nhiếp ảnh, quay phim của mình, đó là một trong những chuyên ngành hẹp trong chương trình đào tạo tại trường. Đặc biệt, với những bạn yêu thích chụp và xử lý ảnh sẽ được học hỏi và nâng cao khả năng với các môn học liên quan ở học kỳ 1 và học kỳ 2 tại trường.
Học kỳ 1, các bạn có dịp làm quen và thực hành với môn Photoshop là một học cơ sở cực kỳ quan trọng cho ngành nghề, là nền tảng để các bạn có thể đào sâu hơn về kỹ năng xử lý ảnh, một trong những “phép màu” của những chuyên gia làm việc trong ngành nhiếp ảnh, một yêu cầu số một của các nhà tuyển dụng thuộc lĩnh vực studio.
Học kỳ 2, các bạn bắt đầu làm quen với kỹ thuật nhiếp ảnh, nếu bạn đã yêu thích và đã từng chụp ảnh bằng đam mê với những chiếc smartphone, thì môn học này ngoài việc cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh, từ lịch sử và nguồn gốc của nhiếp ảnh đến những nguyên lý và quy tắc khi chụp hình.
Đặc biệt với các bạn đủ điều kiện có sự đầu tư đúng cho môn học đam mê thì các bạn sẽ được hướng dẫn kỹ hơn về việc sử dụng máy chụp ảnh dành cho dân chuyên nghiệp, song song đó đây cũng là thời gian các bạn được hướng dẫn và nghiên cứu thực hành xử lý ảnh chuyên sâu với phần mềm photoshop và những phần mềm chuyên dụng liên quan như Lightroom và các plugins chuyên dành cho xử lý ảnh.
Kết thúc môn học này, các bạn có thể thực hiện một dự án hình ảnh về bất kỳ chủ đề gì: chân dung, phong cảnh, sản phẩm, … hay những ký sự ảnh về các vấn đề mà bạn quan tâm, hay một câu chuyện thông qua hình ảnh, … và thành phẩm in ấn là một quyển photobook, đó là một sự chọn lựa thể hiện hoàn hảo nhất cho môn học này.
Photobook – assignment cuối môn có thể là một câu chuyện về một kí ức đẹp của tuổi thơ – một thời tuổi trẻ sôi nổi:
Để các bạn hiểu rõ hơn về môn học kỹ thuật nhiếp ảnh trong học kỳ 2 của mình, các bạn vui lòng tham khảo một số thông tin quan trọng sau:
1. Học gì qua môn kỹ thuật nhiếp ảnh
- Tìm hiểu lịch sử về nhiếp ảnh
- Tìm hiểu về các thiết bị chụp ảnh
- Tìm hiểu và thực hành các nguyên lý và quy tắc chụp hình với thiết bị mình đang có, nếu được đầu tư một chiếc máy chụp hình đủ chuyên nghiệp thì càng tốt.
- Tìm hiểu rõ và sâu cách sử dụng một chiếc máy chụp hình DSLR với các chế độ chụp thông qua việc điều khiển các thông số chuyên ngành như: ISO, khẩu độ, tốc độ, …
- Sau khi nắm rõ thông số kỹ thuật, cộng với một số khái niệm bố cục, ánh sáng trong ảnh, các bạn hoàn toàn có thể tự tin chụp các thể loại ảnh một cách khá nhuần nhuyễn: chân dung, phong cảnh, phơi sáng, sản phẩm, lowkey, hightkey, double exposure, …
- Kỹ năng làm việc nhóm và xây dựng kịch bản theo một chủ đề nào đó để cho ra đời một quyển photobook chất lượng vào cuối môn.
- Kỹ năng xử lý ảnh chuyên nghiệp sẽ được nâng cao với những phần mềm và tool được giới thiệu xen kẽ vào các buổi học.
- Những buổi thực hành tại lớp hay ngoại khóa sẽ là cơ hội để các bạn hiểu nhau hơn và kỹ năng thực hành cũng được nâng cao hơn rất nhiều.
2. Các bạn chưa sẵn sàng cho đam mê
- Với chiếc smartphone có chế độ chụp chuyên nghiệp (một số smarphone có tên gọi chế độ chụp thủ công) các bạn có thể sẵn sàng học và hiểu nhiếp ảnh hơn. Các bạn sẽ trãi nghiệm rõ ràng hơn các thông số chuyên nghiệp của máy ảnh chuyên nghiệp.
- Một số ký hiệu quen thuộc trên chiếc camera smartphone có tích hợp chức năng chuyên nghiệp có chức năng tương đồng với máy ảnh chuyên nghiệp bạn không nên bỏ qua. Bạn hãy thực hành và trãi nghiệm sự thú vị của nó, trước khi các bạn có cơ hội tiếp cận với ảnh chuyên nghiệp
- ISO: độ nhạy sáng, cài đặt giá trị thấp cho môi trường đủ sáng và chất lượng hình ảnh đẹp; cài đặt giá trị cao cho môi trường ánh sáng thấp, nhưng bù lại chất lượng ảnh không tốt (bị noise – hạt).
- S (viết tắt từ speed): đây là khái niệm tương đồng với tốc độ màn trập. Cài đặt giá trị tốc nhanh khi môi trường dư sáng; cài đặt tốc độ chậm khi môi trường thiếu sáng. Đặt biệt với tốc độ chậm từ 5s đến 30s để chụp hình thể loại phơi sáng (lúc này cần một điểm tựa vững chắc cho máy ảnh.
- WB (whte balance): cân bằng trắng (mặc định là auto, cài đặt thấp để cho hình tone lạnh, cài đặt giá trị cao để chụp tone nóng).
- AF (Auto Focus): Camera tự động lấy nét.
- MF (Manual Focus): Người chụp chỉnh nét thủ công.
- EV (Exposure Value): Giá trị phơi sáng hay còn gọi là bù trừ sáng. Nghĩa là muốn tăng sáng cho ảnh thì cài đặt giá trị dương +1, +2, +3; hoặc giảm sáng thì cài đặt giá trị âm -1, -2, -3.
- Không thể so sánh chất lượng ảnh giữa camera điện thoại với máy chụp bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp, nhưng với những gì mà camera điện thoại hỗ trợ chế độ chụp chuyên nghiệp cũng đủ để các bạn thao tác giống máy ảnh chuyên nghiệp để hiểu hơn về các thông số của máy ảnh chuyên nghiệp, để tạo ra các shot hình theo ý tưởng sáng tạo của mình.
3. Các bạn đã sẵn sàng cho đam mê
- Các bạn đủ đam mê thì việc sắm riêng cho mình một chiếc Laptop đủ mạnh, một chiếc máy ảnh và một chiến lens bán chuyên nghiệp là điều khá dễ dàng trong thời buổi hiện nay.
- Lên kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu, học đến đâu thực hành đến đó để có thể thực hiện một kế hoạch hảo nhất là điều chắc chắn các bạn làm được.
- Từ khâu thành lập nhóm, thiết kế thương hiệu cho nhóm, lên kịch bản chi tiết một chủ đề cùng nhau thực hiện đúng deadline, cùng nhau trải nghiệm, cùng nhau rút kinh nghiệm thì sản phẩm báo cáo cuối mộn là một kết quả khá bất ngờ và nhiều kỉ niệm.
Ở học kỳ 2, với môn học kỹ thuật nhiếp ảnh cho dù chỉ với chiếc smartphone hay máy ảnh DSLR các bạn cũng đã có thể tự chụp những bức ảnh chân dung đẹp lung linh hay cũng có thể tự chụp và thiết kế những poster quảng cáo sản phẩm xịn sò như một chuyên gia.
Một Photobook kỷ niệm cho một tình yêu chớm nở thời sinh viên, tại sao không? Mời các bạn xem qua hình ảnh rất thơ và dễ thương, được hoàn thành bởi diễn viên, photographer, chuyên gia xử lý ảnh đều là sinh viên học kỳ 2 ngành thiết kế đồ họa:
Bạn Lee Tiên là cựu sinh viên ngành Thiết kế đồ họa, đã đam mê và đang theo nghề chụp và quay phim chia sẻ thêm về kế hoạch và cách mình sống với đam mê: “Em đam mê nhiếp ảnh từ 2017, đến 2018 mới có cơ hội để tiếp xúc với máy ảnh. Bản thân em thì không có chuẩn bị gì cả, chỉ đi đến đâu học đến đó, ngoài những kiến thức cơ bản được học ở trường, ứng với mỗi chủ đề mình chụp thì em tập trung tìm hiểu kiến thức về chủ đề đó thông qua các cộng đồng và kênh youtube chia sẻ liên quan.
Ví dụ khi chụp ảnh chân dung, ngoài nắm rõ về quy tắc bố cục, cách tạo ánh sáng thì tìm hiểu và học thêm cách tạo dáng và biểu cảm cho mẫu; khi chụp thức ăn thì học các kiểu stylist food đúng chuẩn; khi chụp ảnh trong studio có các loại phông nền thì học thêm cách đánh đèn, cách tạo dáng cho mẫu; khi chụp cưới thì nghiên cứu thêm các thủ thuật để tương tác với cô dâu, chú rể,…
Công việc hiện tại cũng như tương lai của em sẽ tập trung mảng phóng sự cưới, chụp ảnh ẩm thực, ảnh sản phẩm, chụp ảnh quảng cáo thương mại,… Hiện tại công việc chính của em là quay phim (Truyền hình, ca nhạc, sân khấu, quảng cáo, livestream,…), việc chụp ảnh em xem đây là việc giữ lửa đam mê chứ không phải nguồn thu nhập chính. Với các ngành có xu hướng liên quan đến nghệ thuật các bạn đến với nó phải bằng đam mê, yêu thích và phải giữ lửa cho nó”.
Với những thông tin gợi ý khá cụ thể như trên hy vọng các bạn sẽ sẵn sàng cho học kỳ mới với những kế hoạch rõ ràng để có một kết quả xứng đáng với nhiều trải nghiệm đáng nhớ của thời thanh xuân trọn vẹn tại ngôi trường FPT Mạng cá cược bóng đá .