Bức tranh về thị trường khách sạn tại thành phố Đà Nẵng – cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

9:51 06/06/2022

Trong những năm gần đây, thị trường khách sạn Đà Nẵng đang phát triển vượt trội. Vậy điều này đem đến cơ hội gì cho sinh viên khối ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn? Hãy cùng Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tìm câu trả lời.

  • Số lượng cơ sở lưu trú tăng mạnh 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tại thành phố Đà Nẵng, số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của Sở du lịch thành phố, số lượng cơ sở lưu trú giai đoạn 2014-2019 cụ thể như sau:

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Số lượng cơ sở lưu trú

ĐVT: cơ sở

435 490 575 693 785 943
Số lượng phòng

ĐVT: phòng

15.625 18.233 21.300 28.780 35.615 40.074

(Nguồn: Sở du lịch Thành phố Đà Nẵng)

Trong 2 năm diễn ra đại dịch, số lượng cơ sở lưu trú không có sự thay đổi đáng kể. Như vây, trong giai đoạn 2014-2019, mỗi năm TP. Đà Nẵng tăng bình quân khoảng 100 cơ sở lưu trú. Đặc biệt dọc theo tuyến đường ven biển kéo từ quận Sơn Trà sang Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng), giáp ranh với khu vực thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), số lượng các cơ sở lưu trú mới tăng lên rất nhanh, nhất là khu vực đường Võ Nguyên Giáp, Hà Bổng, Hồ Nghinh, Nguyễn Văn Thoại…Tình trình dư nguồn cung khiến cho tình hình cạnh tranh trên thị trường khách sạn Đà Nẵng trở nên vô cùng gay gắt. Các khách sạn không chỉ cạnh tranh về giá mà còn ở chất lượng dịch vụ, số lượng dịch vụ cũng như những tiện ích mang lại cho du khách. Cho đến khi đại dịch bùng nổ (2020-2021) toàn ngành trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn.

  • Loại hình lưu trú ngày càng đa dạng

Cùng với sự tăng lên rất nhanh về số lượng cơ sở lưu trú, các loại hình lưu trú tại Đà Nẵng cũng ngày càng đa dạng. Bên cạnh những loại hình lưu trú truyền thống như khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch, tại Đà Nẵng còn có những loại hình lưu trú mới như tàu thủy lưu trú du lịch, bãi cắm trại du lịch. Đặc biệt, vài năm trở lại đây loại hình homestay và hotel đã có mặt và dần trở nên phổ biến tại thị trường Đà Nẵng. Hai loại hình lưu trú này đáp ứng được nhu cầu của những bạn trẻ trong nước và quốc tế thích đi du lịch “bụi” với ưu điểm là chi phí khá thấp. 

Một loại hình kinh doanh lưu trú khác cần kể đến là Airbnb. Airbnb đã xuất hiện tại Việt Nam từ 2015 và đã nhanh chóng có mặt tại Đà Nẵng. Đây là một mô hình hoạt động tương tự Grab hay Uber, kết nối những người có phòng cho thuê với những người có nhu cầu tìm phòng. Tiếp theo, sự bùng nổ kinh doanh loại hình condotel đã góp phần đa dạng hóa loại hình lưu trú phục vụ khách du lịch.

 

  • Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới gia nhập thị trường

Bên cạnh các tập đoàn khách sạn trong nước như Vinpearl, Mường Thanh,… các tập đoàn khách sạn quốc tế đang tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh tại Đà Nẵng. Đặc biệt phải kể đến tập đoàn Marriott International – tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới có trụ sở tại Bethesda (Mỹ). Marriott International có mặt tại Đà Nẵng từ khá sớm, quản lý và vận hành những thương hiệu như: Sheraton Grand Danang Resort, Four Points by Sheraton.

Ngoài ra, thị trường khách sạn Đà Nẵng còn được đón tiếp những tên tuổi lớn khác như tập đoàn  là tập đoàn khách sạn đa quốc gia có trụ sở tại Denham, Vương quốc Anh, tập đoàn Accor của Pháp; tập đoàn Hyatt có trụ sở chính tại Chicago (Mỹ), Tập đoàn Khách sạn Hilton Worldwide (Mỹ), tập đoàn  Wyndham (Mỹ)…

Sự xuất hiện và gia nhập thị trường của những tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới khiến cho thị trường khách sạn tại Đà Nẵng thêm sôi động và cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn đặt biệt về mặt chất lượng.

  • Phục hồi sau đại dịch Covid

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch thành phố trong 2 năm qua. Tuy nhiên, ngày 15/3, cùng với cả nước, du lịch Đà Nẵng đã mở cửa hoàn toàn trở lại. Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, ngành du lịch đang có dấu hiệu phục hồi khá tốt, từ giữa tháng 3/2022 đến nay lượng khách đang tăng dần. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 4/2022 ước đạt 1.486,9 tỷ đồng, tăng 31,2% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, trong dịp giỗ tổ Hùng Vương, công suất phòng khách sạn khối 4-5 sao đạt khoảng 50-60%, trong đó khách sạn ven biển khoảng 70-90% và một số khách sạn full phòng trong 2 ngày 9-10.4. Dịp 30/4-1/5, tỉ lệ lấp đầy phòng đạt gần 90% tại các khách sạn.

Theo thông tin từ Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, đến tháng 5/2022, đã có hơn 50% doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố hoạt động trở lại. Dự kiến đến tháng 10/2022, sẽ có 7 hãng hàng không khai thác các đường bay quốc tế từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật, Malaysia… và 1 đường bay mới từ Ấn Độ đến Đà Nẵng. Tần suất bay quốc tế là 90 chuyến/tuần và tần suất bay nội địa là hơn 230 chuyến/tuần.

Tất cả những thông tin trên là những dấu hiệu tích cực, kỳ vọng năm 2022 sẽ là một năm bùng nổ của du lịch Đà Nẵng, du lịch của thành phố sẽ nhanh chóng phục hồi và thị trường khách sạn sẽ thực sự sôi động trở lại trong thời gian sắp đến.

 

Giảng viên Phạm Thị Lệ Xuân 

Bộ môn Kinh tế – Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận