Javascript và Top 10 Javascript Frameworks được sử dụng trong năm 2022

9:29 25/05/2022

Hãy cùng Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tìm hiểu khái quát về Javascript và các JavaScript Frameworks sẽ sử dụng vào năm 2022 tại bài viết dưới đây.

JavaScript ra đời từ vài chục năm về trước, đến nay được mở rộng mạnh mẽ và được đa số lập trình viên ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống phần mềm chạy trên nền web. JavaScript được nhiều người coi là ngôn ngữ của web, tuy không phải là ngôn ngữ duy nhất hiện có trên web, nhưng đủ phổ biến đến mức đã có một số khuôn khổ có sẵn.

Ngôn ngữ Javascript

  • Khái niệm

JavaScript là ngôn ngữ lập trình kịch bản, một ngôn ngữ đa mô hình hỗ trợ các kiểu lập trình hướng sự kiện, chức năng, hướng đối tượng và dựa trên nguyên mẫu. Ban đầu JavaScript chỉ được sử dụng cho phía máy khách nhưng trong thời gian gần đây, nó cũng được sử dụng như một ngôn ngữ lập trình phía máy chủ.

JavaScript được biết đến đầu tiên với tên Mocha, và sau đó là LiveScript, nhưng công ty Netscape đã đổi tên của nó thành JavaScript, bởi vì sự phổ biến như là một hiện tượng của Java lúc bấy giờ.

JavaScript xuất hiện lần đầu trong Netscape 2.0 năm 1995 với tên LiveScript. Core đa năng của ngôn ngữ này đã được nhúng vào Netscape, IE, và các trình duyệt khác. ECMA-262 Specification định nghĩa một phiên bản chuẩn của ngôn ngữ JavaScript như sau:

  1. JavaScript là một ngôn ngữ chương trình thông dịch, nhẹ.
  2. Được thiết kế để tạo các ứng dụng mạng trung tâm.
  3. Bổ sung và tích hợp với Java.
  4. Bổ sung và tích hợp với HTML.Mở và đa nền tảng.
  • Lợi ích khi sử dụng JavaScript
  1. Sự tương tác Server ít hơn: Bạn có thể xác nhận đầu vào (input) người sử dụng trước khi gửi trang tới Server. Điều này làm tiết kiệm lưu lượng tải ở Server, nghĩa là Server của bạn tải ít hơn.
  2. Phản hồi ngay lập tức tới khách truy cập: Họ không phải chờ cho một trang web tải lại để thấy xem nếu họ đã quên nhập cái gì đó.
  3. Khả năng tương tác tăng lên: Bạn có thể tạo các giao diện mà phản ứng lại khi người sử dụng rê chuột qua chúng hoặc kích hoạt chúng thông qua bàn phím.
  4. Giao diện phong phú hơn: Bạn có thể sử dụng JavaScript để bao gồm những mục như các thành phần Drag và Drop (DnD) và các con trượt (Slider) để cung cấp một Rich Interface (Giao diện giàu tính năng) tới site khách truy cập của bạn.
  • Hạn chế của JavaScript

Chúng ta không thể đối xử JavaScript như là một ngôn ngữ chương trình chính thức (full-fledged). Nó thiếu các tính năng quan trọng sau:

1. Client-side JavaScript không cho phép đọc và ghi các file, bởi vì lý do bảo mật.

2. JavaScript không được sử dụng cho việc kết nối mạng các ứng dụng bởi vì không có những hỗ trợ có sẵn.

3. JavaScript không có bất kỳ khả năng đa luồng hoặc đa xử lý.

Một lần nữa, JavaScript là một ngôn ngữ chương trình thông dịch, nhẹ mà cho phép bạn xây dựng khả năng tương tác trong các trang HTML tĩnh.

Javascript Framework

  • Khái niệm

Để xây dựng một ứng dụng, lập trình viên cần rất nhiều công cụ hỗ trợ. JavaScript framework là một trong số những công cụ tiêu biểu. Javascript Framework là một bộ thư viện được xây dựng dựa vào ngôn ngữ lập trình Javascript.

Thực chất đó là các đoạn code được viết sẵn bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript, tạo nên một bộ khung có sẵn. Nó chứa các trình biên dịch, diễn dịch, các thư viện,… Những dòng code được viết sẵn trong framework có thể được sử dụng cho các tính năng hoặc các tác vụ lập trình thông thường.

  • Lợi ích khi sử dụng Javascript Framework
  1. Tiết kiệm thời gian và công sức khi xây dựng ứng dụng từ đầu bởi vì cấu trúc mã cơ bản hầu hết đã được phát triển và tích hợp sẵn.
  2. Dễ dàng chỉnh sửa, cải tiến và phát triển từ các tính năng sẵn có để nhanh chóng đưa vào sử dụng khi xây dựng ứng dụng hoặc website.
  3. Code an toàn hơn
  4. Hạn chế code trùng lặp và code thừa
  5. Giúp code hoạt động nhất quán với ít lỗi hơn
  6. Giúp làm việc trên các công nghệ phức tạp trở nên dễ dàng hơn
  7. Chức năng của Framework liên tục được cải tiến

Top 10 Javascript Frameworks được sử dụng trong năm 2022

  • AngularJS

Angular được xem là một open source (mã nguồn mở) hay frameworks miễn phí chuyên dụng cho công việc thiết kếweb. Angular được phát triển từ những năm 2009 và được duy trì bởi Google. Frameworks này được xem là frameworks front end mạnh mẽ nhất chuyên dụng bởi các lập trình viên cắt HTML cao cấp. Angular được ứng dụng rộng rãi với mục đích xây dựng project Single Page Application (SPA).

  • React.JS

React là thư viện JavaScript phổ biến nhất để xây dựng giao diện người dùng (UI). Nó cho tốc độ phản hồi tuyệt vời khi user nhập liệu bằng cách sử dụng phương pháp mới để render trang web.

React.JS được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2011 cho tính năng Newsfeed của Facebook. Kỹ sư phần mềm của Facebook, Jordan Walke đã tạo ra nó.

Components của công cụ này được phát triển bởi Facebook. Nó được ra mắt như một công cụ JavaScript mã nguồn mở vào năm 2013. Hiện tại, nó đã đi trước các đối thủ chính như Angular và Bootstrap, hai thư viện JavaScript bán chạy nhất thời bấy giờ.

Các phiên bản của React.JS
– Phiên bản hiện tại của React.JS là V18.0.0 (tháng 4 năm 2022).
– Bản phát hành lần đầu ra công chúng (V0.3.0) vào tháng 7 năm 2013.
– Phiên bản hiện tại create-react-app là v5.0.1 (tháng 4 năm 2022).

  • Vue.js

Vue.js là một framework Javascript được tạo bởi Evan You, giúp người dùng xây dựng giao diện cũng như xây dựng Single Page Application thân thiện. Nền tảng này được xây dựng từ các thư viện, cách triển khai component, các chức năng đặc trưng của nó như SFC (Single File Component). Phiên bản ổn định mới nhất hiện tại của Vue.js là 2.6.10.

  • Ember.js

EmberJS, tên thật là SproutCore MVC framework, bắt đầu phát hành vào năm 2011, là một framework theo mô hình mvc chú trọng vào hiệu quả của developer khi xây dựng web application.
Ember có template html và view engine giúp thuận lợi cho làm front end, tự động update khi dữ liệu thay đổi ương tự như Angular, cho phép bạn tạo ra những HTML tag của riêng mình. Nó cũng có routing để handle url, model engine để làm việc với RESTful API.
Link tìm hiểu về Ember.js: //emberjs.com/

  • Meteor

Meteor là một nền tảng được xây dựng trên môi trường Node.js, cho phép tạo ra các ứng dụng web theo thời gian thực. Meteor đảm bảo việc đồng bộ thông tin giữa cơ sở dữ liệu của ứng dụng và giao diện người dùng. Chính vì được xây dựng trên nền Node.js nên Meteor sử dụng JavaScript trên cả máy khách và máy chủ.

Hơn thế nữa, Meteor còn cho phép chia sẻ code giữa hai môi trường này. Có thể nói, Meteor là một nền tảng vừa đơn giản lại mạnh mẽ khi xóa bỏ hầu hết mọi phiền phức và cạm bẫy thông thường hay gặp phải khi phát triển ứng dụng web.

  • Mithril

Mithril là một client-framework theo mô hình MVC, dùng để tổ chức code một cách dễ dàng, sáng sủa để đọc hiểu, cũng là dễ bảo trì hơn sau này.

Mithril phân chia ứng dụng ra thành ba phần:
– Data layer (Model)
– UI layer (View)
– Glue layer (Controller)
Light-weight (nhẹ)
– Toàn bộ framework chỉ 7.8kb sau khi đã Gzip
– Code độc lập không có dependency
Robust (mạnh mẽ)
– Nó mặc định là an toàn cho các templates
– Sử dụng mô hình MVC cho các components
Fast (nhanh chóng)
– Có Virtual DOM và compilable templates ( template có thể dịch )
– Hệ thống auto-redraw thông minh
Và đặt biệt Mithril cung cấp cho chúng ta API nhỏ đủ dùng, không quá phức tạp. Đó là lý do nền tảng này chỉ vỏn vẹn 7.8kb so với những framework khổng lồ khác.

  • Node.js

NodeJS được xây dựng trên “V8 Javascript engine” được viết bằng c++ và Javascript. Nền tảng này được phát triển bởi Ryan Lienhart Dahl vào năm 2009.

Node.js ra đời khi các developer đời đầu của JavaScript mở rộng nó từ một thứ bạn chỉ chạy được trên trình duyệt thành một thứ bạn có thể chạy trên máy của mình dưới dạng ứng dụng độc lập.

Cả trình duyệt JavaScript và Node.js đều chạy trên JavaScript runtime V8 engine. Công cụ này lấy code JavaScript của bạn và convert nó sang mã máy (bytecode) cho việc thực thi nhanh hơn. Mã máy là loại code thấp cấp hơn để máy tính có thể chạy mà không cần biên dịch nó.

  • Polymer

Polymer JS là một thư viện Javascript mã nguồn mở còn khá mới mẻ, được tạo bởi ông lớn Google, ra đời lần đầu tiên vào 27-05-2015. Polymer JS cho phép tái sử dụng các phần tử HTML để xây dựng, cung cấp các trình ứng dụng tương thích chéo trình duyệt cùng với các web components như menu, toolbar, map,…
Polymer cho phép tạo các phần tử tùy chỉnh của riêng bạn một cách dễ dàng bằng cách sử dụng HTML, CSS và JavaScript để thêm các tương tác vào phần tử.

Ngoài ra, nền tảng này cung cấp 2 kiểu data binding và  giao diện dòng lệnh của Polymer CLI để quản lý các dự án từ  các thành phần đơn giản đến các ứng dụng web phức tạp.

  • Aurelia

Aurelia là JS framework cho front-end. Nó được coi là một trong những framework sạch nhất mọi thời đại với các tiêu chuẩn web lý tưởng. Aurelia tự coi mình là một framework thế hệ mới với khả năng tạo ra các trang web mạnh mẽ và hoàn hảo. ()

Một số tính năng của Aurelia:
– Cho phép liên kết phản ứng mạnh mẽ với bất kỳ đối tượng nào. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật thích ứng, Aurelia chọn cách hiệu quả nhất để quan sát từng thuộc tính trong mô hình của bạn và tự động đồng bộ hóa giao diện và trạng thái người dùng với hiệu suất tốt nhất
– Là một open-source framework, hỗ trợ lập trình viên nhiều tính năng hữu ích
– Có khả năng mở rộng cao, giúp người dùng dễ dàng thêm hoặc rút bất kỳ công cụ khác (JQuery, React)
– Hoàn toàn độc lập và có nhiều công cụ tích hợp hữu ích

  • Backbone.js

Backbone JS (Backbone.js) ban đầu được phát hành vào ngày 13 tháng 10 năm 2010, được phát triển bởi Jeremy Ashkenas, người cũng được biết đến với CoffeeScript và Underscore.js. Backbone JS là một thư viện JavaScript (Framework JavaScript) nhẹ và chủ yếu được sử dụng để tạo các ứng dụng trang đơn bằng cách sử dụng RESTful service.

Backbone JS sử dụng mô hình MVC để tạo ra ứng dụng, mục đích cung cấp kiến trúc cho ứng dụng web. Nền tảng này hỗ trợ lập trình viên xây dựng một ứng dụng trang đơn và các ứng dụng phía client chạy trên trình duyệt web.

(Nguồn: Tổng hợp)

Giảng viên Nguyễn Văn Định
Bộ môn CNTT – Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận