Sinh viên Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá đã biết xu hướng “Marketing cá nhân hoá” lên ngôi để thích nghi với sự dịch chuyển phát triển.
Giữa thời đại mới, khi các doanh nghiệp đang dần dịch chuyển tư duy phát triển, tập trung vào trải nghiệm khách hàng, hiểu khách hàng hơn, cố gắng xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn kết với khách hàng, thay vì cứ chăm chăm bán sản phẩm như trước đây; thì xu hướng “marketing cá nhân hoá” cũng lên ngôi để thích nghi với sự dịch chuyển này của doanh nghiệp.
Marketing cá nhân hoá là gì?
Marketing cá nhân hóa (Personalized marketing), còn được gọi là marketing 1-1 (one-to-one marketing), là việc doanh nghiệp cung cấp các nội dung truyền tải mang thông điệp hướng đến từng người hoặc nhóm đối tượng cụ thể dựa trên việc thu thập dữ liệu và áp dụng công nghệ tự động hóa (automation). Hay nói cách khác đây là chiến lược marketing mà trong đó, doanh nghiệp sẽ dựa trên các số liệu phân tích (về nhân khẩu học, hành vi, thói quen…) để đưa ra nội dung, thông điệp chọn lọc phù hợp với từng (nhóm) khách hàng.
Lợi ích của Marketing cá nhân hoá
Dễ dàng nhận thấy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng thực hiện Marketing cá nhân hoá, bởi những lợi ích to lớn mà Marketing cá nhân hoá mang lại cho họ:
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Dựa vào những dữ liệu khách hàng đã cung cấp như thông tin cá nhân, khảo sát mức độ yêu thích,… doanh nghiệp sẽ cung cấp những trải nghiệm hay sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng người, khiến khách hàng thoải mái và hài lòng.
- Tăng lòng trung thành với thương hiệu
Việc sử dụng các dữ liệu, thông tin khách hàng đã cung cấp một cách hiệu quả, sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi thế cạnh tranh về lòng trung thành, từng bước chuyển đối khách hàng trở thành những người gắn kết mật thiết, trung thành với doanh nghiệp, thương hiệu của mình.
- Tạo tính nhất quán trên các kênh
Hiện nay có rất nhiều kênh để người tiêu dùng tương tác với doanh nghiệp hiệu quả như social media, email, điện thoại… nên việc tối ưu những trải nghiệm, đồng nhất hỗ trợ cho người tiêu dùng thông qua marketing cá nhân hoá là vô cùng cần thiết, giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt và ghi điểm trong mắt người tiêu dùng.
- Tăng doanh thu
Việc cho khách hàng những trải nghiệm cá nhân hoá tuyệt vời sẽ khiến khách hàng hài lòng và ấn tượng, từ đó làm tăng tỉ lệ mua hàng, tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Những khó khăn khi thực hiện Marketing cá nhân hoá
Mặc dù rất muốn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng bắt tay vào triển khai các chiến dịch Marketing cá nhân hoá được bởi những rào cản, thách thức mà họ phải đối mặt:
- Công nghệ: Một trong những điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện Marketing cá nhân hoá là công nghệ, mà cụ thể hơn là hệ thống thu nhập và phân tích dữ liệu tốt, tự động hoá và phải có thuật toán thông minh – không hề dễ dàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thời gian và nguồn nhân lực: Không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng phân bổ nguồn nhân lực và thời gian cho hoạt động marketing cá nhân hoá, trong khi để thực hiện các hoạt động marketing cá nhân hoá đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian cũng như chuyên môn và tâm huyết của các nguồn nhân lực.
- Tạo ra “Single Customer View (SCV)” – quan điểm khách hàng cá nhân: Cần phải dựng lên một bức tranh tổng thể về khách hàng (họ là ai? thực sự cần gì? làm thế nào để thoả mãn họ? những thông điệp, những kênh truyền thông nào phù hợp với họ?…), tuy nhiên thực tế các nhà tiếp thị lại gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện SCV, mà chủ yếu đến từ việc chưa liên kết được các loại dữ liệu khách hàng với nhau.
Case-study chiến dịch Marketing cá nhân hoá thành công
Đến nay, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã áp dụng Marketing cá nhân hoá thành công, gặt hoá được nhiều thành quả từ tăng nhận diện thương hiệu, tăng lòng trung thành của khách hàng, cho đến tăng doanh thu, lợi nhuận. Có thể kể đến một vài doanh nghiệp như Tiki, Shopee, Amazon trong ngành bán lẻ với hệ thống website, app thương mại điện tử hiểu khách hàng muốn mua gì hơn chính bản thân khách hàng, hay trong ngành truyền thông có Youtube, Tiktok, Facebook, Spotify,… hiểu người dùng đang muốn xem gì trước cả khi người dùng nghĩ tới.
Một trong những doanh nghiệp đã và đang thành công vang dội với các chiến dịch Marketing mang đậm dấu ấn Cá nhân hoá không thể không nhắc tới Coca Cola.
Năm 2011, Coco Cola đã thử nghiệm chiến dịch “Share a Coke” tại Australia – chiến dịch in một số tên phổ biến lên vỏ lon và chai Coca Cola – với kết quả thu về “chấn động”: lượng tiêu thụ Coke tăng 7% tại Australia, tạo nên một mùa hè 2011 thành công nhất từ trước đến nay. Trên Facebook, lượng traffic tăng 870%, số người nói về trang Coca-Cola trên Facebook ở thời điểm đó đứng nhất Australia và đứng hạng 23 toàn cầu. 76,000 mô hình các vỏ chai Coke được tạo ra và chia sẻ trên facebook. Đặc biệt, chiến dịch “Share a Coke” đã làm thay đổi thái độ của người tiêu dùng trẻ ở Úc về thương hiệu Coca Cola – thương hiệu mà trước đó họ không sử dụng vì cho là già cỗi và lỗi thời – tạo nên một ấn tượng tích cực với Coca Cola, được nhắc đến như là “thương hiệu mà tôi yêu thích”, “thương hiệu luôn tạo nên điều mới mẻ”, “thương hiệu cho người tôi quý”…
Và sau đó Coca Cola tiếp tục triển khai ở Mỹ vào năm 2014 và nhân rộng ra toàn thế giới, gặt hái được nhiều thành công đáng mơ ước.
Riêng ở Việt Nam, mùa hè năm 2014 chiến dịch được triển khai với tên gọi “Trao Coca Cola, kết nối bạn bè” cũng đã thu về kết quả tự hào, khi có 200.000 người like page Coca Cola thời điểm đó, tạo ra hơn 40.000 cuộc nói chuyện chủ đề in tên lên lon Coca Cola. Và theo Buzz Metrics – nhà cung cấp công cụ đo lường lắng nghe truyền thông mạng xã hội (social listening), chiến dịch này đã giúp Coca Cola Việt Nam chiếm phần lớn số cac chủ đề thảo luận vào tháng 6 & 7 tại Việt Nam khi ấy, tăng độ “brand love” (tình yêu thương hiệu) và tăng doanh thu đáng kể so với cùng kì năm trước đó.
Chưa dừng lại ở “Share a Coke”, năm 2021, khi Covid đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân, Coca Cola ra mắt chiến dịch “Open to better” nhằm khích lệ cộng đồng đón nhận những thay đổi đã qua và mở lòng cho cuộc sống “bình thường mới”.
Với “Open to better”, Coca Cola đã đổi mới bao bì sản phẩm và đưa thông điệp đến gần với hơn với từng cá nhân. Người dùng có cơ hội chia sẻ những lời trích dẫn, những thông điệp tích cực đến bạn bè và gia đình khi mua gói Coca Cola Original Taste, Coca Cola không đường và Diet Coke phiên bản giới hạn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có cơ hội duy nhất để được mua 1 lon với thông điệp cá nhân hoá thông qua các gian hàng online từ tháng 1/2021. Chiến dịch này đã tạo được một làn sóng ủng hộ của người dùng châu Âu.
Tóm lại, Marketing cá nhân hoá là phương thức marketing không mới nhưng trong thời đại khi các doanh nghiệp dần tập trung vào trải nghiệm của khách hàng để gia tăng doanh thu thì Marketing cá nhân hoá thực sự lên ngôi và trở thành một phần then chốt trong câu chuyện thành công của họ. Chính vì vậy, việc hiểu Marketing cá nhân hoá là gì, vai trò và thách thức ra sao, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước đã gặt hái được nhiều thành quả với Marketing cá nhân hoá là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Hiện nay, Marketing là một ngành học hot được nhiều bạn sinh viên chọn lựa theo học. Tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá có đào tạo 2 chuyên ngành về Marketing: Marketing & Sales – Digital & Online Marketing. Với phương châm “Thực học – Thực nghiệp”, các bạn sẽ được trang bị tư duy, từ kiến thức căn bản đến nâng cao, rèn luyện cả kỹ năng thực hành chuyên sâu cho các bạn ngay từ khi còn ngồi học trên ghế nhà trường.
Giảng viên Trang Lê Hà Nam
Bộ môn Kinh tế
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
Đà Nẵng
*Nguồn tham khảo: Cannes Lions 2012, BrandsVietnam, CampaignAsia