Feedback là khái niệm không còn quá xa lạ với những người làm kinh doanh. Đặc biệt khi xu hướng kinh doanh online đang nở rộ thì feedback là yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp có thể nắm bắt ý kiến, phản hồi của khách hàng sau khi mua sản phẩm. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến feedback các cách để tận dụng nó một cách hiệu quả nhất nhé!
Feedback khách hàng là gì?
Trong lĩnh vực kinh doanh, feedback chính là những phản hồi của khách hàng sau. Đó có thể là nhận xét, thắc mắc, chia sẻ sau khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Feeback thường được thể hiện thông qua các hình thức như email, tin nhắn, bình luận hoặc đánh giá trên fanpage, các kênh bán hàng trực tuyến.
Feedback không hoàn toàn tốt hoặc xấu. Tuy nhiên, để giữ chân được khách hàng, doanh nghiệp buộc phải có được lượng feedback tốt nhất có thể. Đây cũng có thể xem là những cơ sở để người kinh doanh xem xét các vấn đề tốt hoặc chưa tốt, từ đó hoàn thiện hơn về sản phẩm, dịch vụ.
Chủ doanh nghiệp nên ứng xử ra sao khi nhận feedback khách hàng?
Việc đón nhận feedback từ khách hàng là điều tất yếu. Do đó, dù là phản hồi tích cực hay tiêu cực các nhà bán hàng nên:
- Cảm ơn vì họ đã góp ý về sản phẩm, dịch vụ sau khi sử dụng một cách thiện chí, chân thành.
- Sau đó, kiểm tra xác thực thông tin mà khách hàng đưa ra để có những phản hồi đầy đủ, chân thực.
- Khi có vấn đề nào xảy ra, hãy cố gắng tiếp nhận và giải quyết một cách triệt để đặc biệt là những khi khách gặp vấn đề liên quan để sản phẩm.
Các cách để gia tăng feedback tích cực từ khách hàng
- Hãy luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí đầu tiên mà các doanh nghiệp/công ty cần đầu tư, chú trọng. Chỉ khi sản phẩm của bạn tốt thì khả năng quay lại của khách hàng sẽ tăng lên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những hình ảnh sản phẩm mà bạn giới thiệu đến khách hàng phải giống với hình ảnh thật trong thực tế.
- Xây dựng một thái độ làm việc chuyên nghiệp
Thái độ luôn là yếu tố để giữ chân khách hàng và khiến họ quay lại vào những lần sau. Chính vì vậy, hãy xây dựng cho đội ngũ nhân viên một thái độ bán hàng tích cực, lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng, nhanh nhạy xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Điều này không chỉ giúp khách hàng cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng mà còn hạn chế được những phát sinh không đáng có sau bán. Tuyệt đối đừng quên cảm ơn khi nhận được những feedback từ khách hàng.
- Xử lý kịp thời và giải quyết feedback một cách khéo léo
Khi khách hàng đưa ra những phản hồi, họ luôn mong muốn nhận được sự đáp lại từ người bán hàng. Do đó, đừng để họ phải chờ đợi quá lâu, sẽ dẫn đến việc rời đi và để lại những ý kiến không tốt.
Cố gắng nắm bắt kịp thời các feedback và xử lý một cách nhanh chóng để khách hàng cảm thấy những ý kiến của họ được quan tâm và tôn trọng. Trong một số trường hợp khách hàng gây khó khăn bạn vẫn có thể nhường một chút và khéo léo lồng vào những ưu đãi mua hàng cho lần mua sau. Điều này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn đảm bảo giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng.
- Khuyến khích khách hàng đưa ra những feedback tích cực
Đây là cách mà nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn. Đó là khuyến khích khách hàng và thúc đẩy khách hàng của mình đưa ra phản hồi tích cực sau khi mua hàng. Trong kinh doanh online, feedback của khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng giúp khách hàng mới có cái nhìn tốt hơn về sản phẩm của bạn. Từ những lời nhận xét đó, khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. Đổi lại điều này, bạn có thể dành tặng cho khách hàng những món quà nhỏ, hay những ưu đãi đặc biệt.
Qua bài viết vừa rồi, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của feedback đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những cửa hàng kinh doanh online. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn tích cực hóa được lượng feedback khách hàng và tối ưu hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Giảng viên: Nguyễn Hữu Phổ
Bộ môn Quản trị Kinh doanh
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Đà Nẵng