Vận dụng khoảnh khắc vi mô “micro – moment” thời đại công nghệ số vào thực tiễn

14:40 04/12/2022

Trong thời đại công nghệ số, việc người dùng sử dụng điện thoại tìm kiếm giải pháp cho các nhu cầu tức thì hay nói đúng hơn là marketing cá nhân hoá đáp ứng nhu cầu ấy được gọi là micro-moment. Vậy micro-moment là gì, vì sao lại quan trọng với doanh nghiệp thời 4.0 ? 

Micro-moments Marketing là gì?

Micro-moments là những khoảnh khắc mà người tiêu dùng nảy sinh nhu cầu tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải (theo Google). Những micro-moments thường xuất hiện trong tức thì mà không có sự suy tính kỹ lưỡng, là những quyết định mang tính nhanh chóng, có phản xạ và mục đích mà người tiêu dùng thực hiện trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Tầm quan trọng của Micro-moment đối với doanh nghiệp

Những khoảnh khắc tức thì cũng chính là kết nối tự phát giữa khách hàng tiềm năng và doanh nghiệp. Thông qua các micro-moments, doanh nghiệp sẽ cải thiện, nâng cao được mức độ tương tác với khách hàng tiềm năng, từ đó góp phần gia tăng doanh số, doanh thu cho doanh nghiệp.

Trong xã hội hiện đại có sự hiện diện của các công nghệ và trí tuệ nhân tạo AI như hiện nay, người tiêu dùng có thể tìm kiếm bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu nào ở bất cứ thời điểm nào. Và vào những thời điểm này, các quyết định của khách hàng thường có khả năng bị thay đổi đột ngột. Vì lẽ đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chiến lược “chớp” đúng “khoảnh khắc vi mô” của khách hàng.

Có 4 loại micro-moment mà doanh nghiệp cần quan tâm, cụ thể chính là những khoảnh khắc bất chợt mà nhu cầu của người tiêu dùng lên cao nhất được phân làm 4 loại:

I want to know (tôi muốn biết)

Đây là thời điểm người tiêu dùng phát sinh nhu cầu tìm hiểu hoặc nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ trước khi mua hàng. Ở thời điểm này họ thường quan tâm đến giá thành, công dụng, chức năng… của sản phẩm, dịch vụ

I want to go (tôi muốn đến)

Ở giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ hình thành ý định mua sắm và tích cực tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ. Lúc này, doanh nghiệp cần tăng sự hiện diện của mình trên các nền tảng trực tuyến như Social Media, Google Business hoặc các công cụ tìm kiếm online…

I want to do (tôi muốn làm)

Với giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm ý tưởng hoặc cách làm khi họ đang làm một công việc gì đó. Đối với khoảnh khắc want-to-do, doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin hướng dẫn hoặc thúc đẩy quyết định mua sắm cho khách hàng.

I want to buy (tôi muốn mua)

Giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua hàng và họ sẽ tìm hiểu về cách thức mua hàng cũng như vị trí, định vị của doanh nghiệp. Ở khoảnh khắc này, người tiêu dùng sẽ tiếp tục tìm và đặt ra những câu hỏi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ có thể so sánh sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp khác nhau. Chính vì thế, doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị trước ở các kênh online của mình để kịp bắt trọn khoảnh khắc này của người tiêu dùng.

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ số đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, những khoảnh khắc vi mô (micro-moments) đang dần chiếm ưu thế trong hành trình mua sắm của khách hàng. Vì thế, các doanh nghiệp cần hiểu và áp dụng đúng “micro-moments” trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về micro-moment và hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập tại FPT Mạng cá cược bóng đá cũng như quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Hẹn gặp lại các bạn ở bài phân tích tiếp theo chuyên sâu hơn về khoảnh khắc vi mô (micro-moment)!

Giảng viên Trang Lê Hà Nam

Bộ môn Quản trị kinh doanh

Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận