Ngày 12/10 vừa qua, buổi Talk show: “Định hướng chia sẻ dành cho sinh viên ngành Thiết kế đồ họa” tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Tây Nguyên đã diễn ra thành công và nhận được sự quan tâm của đông đảo học viên chuyên ngành.
Talkshow: “Định hướng chia sẻ chuyên ngành Thiết kế đồ họa” là chương trình nhằm cung cấp những kiến thức, thông tin một cách tổng quan cho sinh viên về ngành học cũng như định hướng công việc trong tương lai. Được xem như một buổi trò chuyện gần gũi giữa những người có chung đam mê, các bạn sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá Tây Nguyên chắc chắn đã học được nhiều điều bổ ích từ những người có kinh nghiệm.
Tham dự buổi định hướng có thầy Nguyễn Phước Cường – Trưởng Ban Đào tạo, thầy Lê Tuấn Lộc ( Trưởn bộ môn Thiết Kế Đồ Họa Mỹ Thuật Đa Phương Tiện) và cô Nguyễn Lê Vân Hà ( Giảng viên ngành Thiết kế đồ họa). Đặc biệt, tại chương trình, còn có sự góp mặt của hai cựu sinh viên là bạn Nguyễn Ngọc Hiếu (cựu sinh viên khóa 13.3) và bạn Y Nam Liêng Hót (cựu sinh viên khóa 10.3). Hiện tại, cả hai bạn đều đang phát triển rất thành công trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa.
Ngay sau phần giới thiệu và động viên của thầy Cường, thầy Lê Tuấn Lộc đã đại diện cho tổ, bộ môn Thiết kế Đồ họa trao đổi với các bạn sinh viên về những vấn đề liên quan. Theo thầy, ngành Thiết kế đồ họa là ngành đòi hỏi sự sáng tạo rất cao, người học luôn phải đổi mới tư duy và góc nhìn, không được gò bó hay dập khuôn theo một khuôn mẫu hay quy chuẩn nhất định. Ngoài ra, thầy Lộc còn nhấn mạnh cách để học ngành này tốt thì ngoài yếu tố năng khiếu, bản thân các bạn sinh viên rất cần sự nỗ lực luyện tập. Có như vậy, trình độ của các bạn mới nhanh chóng “lên tay” và tìm kiếm được những công việc yêu thích và chất lượng.
Sau phần chia sẻ của thầy Lộc là những kinh nghiệm đến từ cựu sinh viên Nguyễn Ngọc Hiếu: “Đúng như lời thầy Lộc chia sẻ, yếu tố năng khiếu về thẩm mỹ chỉ là một điều rất nhỏ trong hành trình chinh phục con đường thiết kế đồ họa. Ở ngành này, nếu các bạn muốn thành công nhanh thì buộc phải luyện tập chăm chỉ. Đồng thời, ngoài những kiến thức chuyên môn, các bạn nên trang bị thêm những kỹ năng mềm mà đặc biệt là khả năng làm việc theo nhóm. Nếu kỹ năng này không được rèn luyện từ sớm thì công việc của các bạn sau gặp nhiều sẽ gặp nhiều khó khăn vì đây là một ngành hay làm việc tập thể”.
Không chỉ chia sẻ về cách học sao cho tốt, Ngọc Hiếu còn nhiệt tình đề cập đến một thực trạng đáng buồn của dân thiết kế. Đó là chủ đề: “Làm thế nào để không bị khách hàng quỵt tiền khi thiết kế”? Theo cách làm việc của Hiếu, để đối phó với vấn đề này thì các bạn có thể áp dụng hai cách đơn giản. Thứ nhất là yêu cầu khách cọc một phần chi phí tiền công để yên tâm hơn và giải pháp thứ hai là các bạn cần nhớ tuyệt đối không được giao hồ sơ gốc khi chưa nhận được tiền công.
Bổ sung thêm cho phần học sao cho hiệu quả, cựu sinh viên Y Nam Liêng Hót gửi đôi lời khuyên nhủ tới các em khóa sau: “Khi các bạn theo học tại trường, điều đầu tiên các bạn cần lưu ý là phải xác định rõ mục đích mình theo học là gì. Sau đó, trong quá trình học, các bạn hãy nên nỗ lực học tốt tất cả các môn để sau này khi đi làm hoặc trở thành quản lí, các bạn sẽ biết được nội dung đó cần áp dụng kiến thức nào, việc đó cần giao cho nhân viên thuộc lĩnh vực nào, và ai là người có thể hoàn thành tốt nhất phần công việc đó”.
Kế tiếp chương trình là phần sinh viên đặt các câu hỏi liên quan đến ngành học. Trong đó, có một câu hỏi khá thú vị của một bạn sinh viên rằng: “ Tại sao thầy cô lại chọn ngành Thiết kế đồ họa mà không phải là một ngành nghề nào khác?”.
Theo đó cô Nguyễn Lê Vân Hà có trả lời: “Trước đây cô từng có ý định theo học ngành y vì mong muốn mình có thể cứu được nhiều người và giúp được nhiều người. Nhưng sau đó cô suy nghĩ nuôi dưỡng phần tâm hồn cho mỗi người cũng đóng vai quan trọng không kém. Vì thế cô đã quyết định theo ngành thiết kế đồ họa để có thể góp phần chăm sóc phần tinh thần cũng như làm cho cuộc sống của con người trở nên tươi đẹp và sinh động hơn.”
Sau khi tham dự chương trình nhiều sinh viên cho biết bản thân đã cảm thấy an tâm hơn rất nhiều khi được lắng nghe những lời chia sẻ từ phía giảng viên và “ đàn anh” đi trước. Nhờ đó các bạn đã có thêm quyết tâm để tiếp tục phấn đấu học tốt chuyên ngành đã chọn.