Sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã đem đến rất nhiều cơ hội phát triển cho tất cả các ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông và tổ chức sự kiện. Cùng Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tìm hiểu những vị trí, công việc cụ thể của ngành Tổ chức sự kiện sau khi ra trường nhé.
Ngành Tổ chức sự kiện đã xuất hiện từ rất lâu ở Việt Nam và nhanh chóng trở thành một trong những ngành nghề đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ bởi tính chất năng động, sôi nổi cùng với mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn với nhiều vị trí công việc khác nhau trong ngành.
Trong thế kỷ 21 này, nhiều người sẵn sàng chi tiền cho những trải nghiệm ý nghĩa không phải hàng hoá, vật chất. Kết quả là, ngành công nghiệp tổ chức sự kiện đã và đang bùng nổ trong những năm gần đây. Nếu có bằng cấp chuyên nghiệp vềPR & Tổ chức sự kiện, v.v. bạn có thể dễ dàng có nhiểu cơ hội việc làm như sau.
- Hỗ trợ sự kiện (Helper Event):
Công việc hỗ trợ sự kiện được sắp xếp linh động về thời gian và công việc phù hợp cho sinh viên, thực tập sinh, PG, PB làm việc part time. Không những kiếm thêm nguồn thu nhập, mà còn tích lũy được kinh nghiệm, quan sát thực tế công việc tổ chức sự kiện. Đây cũng là vị trí được quan tâm và tìm hiểu nhiều nhất đối với các bạn trẻ khi mới bắt đầu theo đuổi đam mê ngành tổ chức sự kiện.
- Nhân viên kinh doanh sự kiện
Nhân viên kinh doanh sự kiện là người tư vấn cho khách hàng về toàn bộ các chi tiết liên quan đến tổ chức sự kiện như nhân sự sự kiện, thiết bị sự kiện, địa điểm và lên ý tưởng sự kiện cho khách hàng. Công việc này đòi hỏi nhân viên phải có ngoại hình và sự khéo léo để thuyết phục khách hàng lựa chọn dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty mình. Ngoài ra mối quan hệ và kinh nghiệm cá nhân cũng là yếu tố để sale sự kiện có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
- Lên kế hoạch tổ chức sự kiện (Event Planner):
Là người lên kế hoạch và quản lý tiến độ cho toàn bộ sự kiện, trong một vài sự kiện thì event planner còn được xem như người quản lý dự án (project manager). Người lên kế hoạch tổ chức sự kiện cũng đóng góp vai trò vô cùng to lớn. Để lập ra một kế hoạch tổng thể cho một chương trình thì họ cần phải khảo sát địa hình, địa điểm tổ chức sự kiện, logistic, liên hệ và bàn luận với bộ phận tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Đảm bảo chương trình đạt được hiệu quả như mong muốn với mức ngân sách cho phép. Do đó người làm ở vị trí Even planner cần phải có các kỹ năng bao gồm khả năng truyền đạt thông tin (cả viết và nói), giữ bình tĩnh trong môi trường làm việc áp lực cao và tất nhiên cả kỹ năng thương lượng.
- Điều phối sự kiện (Event Coordinator):
Đây là vị trí cực kỳ quan trọng trong ngành tổ chức sự kiện, với vai trò điều phối các công việc chi tiết được yêu cầu và đảm bảo chương trình luôn diễn ra suông sẻ, bám sát với kế hoạch đã đề ra. Do đó, họ là người có quyền cao nhất và có trách nhiệm quản lý toàn bộ ekip trong chương trình. Ngoài ra, người điều phối chương trình cũng là người chạy liên tục trong chương trình, giải quyết những vấn đề cũng như các sự cố phát sinh trong suốt quá trình diễn ra sự kiện. Có thể thấy được tính chất công việc này cần sự tư duy logic, hoạt bát, linh hoạt trong công việc, đặc biệt hơn là sức khỏe tốt và sự bền bỉ.
- Đạo diễn sự kiện (Event Director):
Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện người quản lý toàn bộ sự kiện đó được gọi là “Event Director” – Đạo diễn tổ chức sự kiện (gọi tắt là Đạo diễn sự kiện). Người đạo diễn tổ chức sự kiện có một vai trò quan trọng thậm chí ở cả những sự kiện có quy mô nhỏ bởi họ phải tổ chức, huy động nguồn nhân lực đáng kể như người tham gia, cán bộ, quản trị viên và người trợ giúp. Hơn thế, đạo diễn tổ chức sự kiện là đầu mối giao tiếp cả nội bộ và bên ngoài trong suốt quá trình tổ chức sự kiện, là người có khả năng giải quyết những trường hợp khó khăn một cách hiệu quả nhất. Do đó, sự “bình tĩnh” là điều kiện tiên quyết cho công việc của đạo diễn tổ chức sự kiện.
Do tính chất công việc khắc nghiệt, đòi hỏi người làm ngành sự kiện phải có ít nhất 5 năm trong nghề. Đây cũng là vị trí mà rất nhiều bạn trẻ ở thời điểm hiện tại đang mong muốn hướng đến sau khi dấn thân vào ngành Tổ chức sự kiện.
Nắm bắt được xu thế và đón đầu thị trường, Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá là một trong những trường tiên phong đưa ngành PR & Tổ chức sự kiện vào giảng dạy.
Khi học tại FPT Mạng cá cược bóng đá , giảng viên xây dựng nền tảng lý thuyết vững chắc để sinh viên xây dựng tư duy, các kiến thức về ngành nghề, bên cạnh đó, các bạn sinh viên được bồi đắp và rèn luyện kỹ năng về PR Tổ chức sự kiện từ nhỏ tới lớn. Nội dung đào tạo bao gồm:
- Kiến thức tổng hợp về Marketing và Truyền thông
- Nghiệp vụ và thực hành: Tổ chức sự kiện, xây dựng và quản trị các chiến dịch truyền thông, truyền thông nội bộ, truyền thông đa phương tiện, truyền thông tích hợp, kỹ năng viết báo, quản trị nguồn lực và quản trị khủng hoảng trong truyền thông
- Kỹ năng mềm và ngoại ngữ: kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, kỹ năng tổ chức sự kiện, ứng dụng công nghệ thông tin vào lập kế hoạch và quản trị các chiến dịch PR, tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành chuyên sâu về quan hệ công chúng
- Dự án: Sinh viên có thời gian thực tập tại các công ty, tổ chức chuyên về PR và tổ chức sự kiện để trải nghiệm nghề nghiệp
Với cơ hội rộng mở của ngành Tổ chức sự kiện, bạn hoàn toàn có thể yên tâm theo học nghề này. Các sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, sự bền bỉ, kiên cường trước những khó khăn, áp lực trên con đường theo đuổi đam mê và định hướng của mình.