Trong game design, khi có một ý tưởng để phát triển, bước tiếp theo người lập trình phải thực hiện chính là Pitching. Vậy Pitching là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đầu tiên là khái niệm pitching, pitching là một hoạt động thuyết trình nhằm thuyết phục người nghe về tính khả thi của dự án để từ đó cân nhắc việc hỗ trợ triển khai hoặc đầu tư cho dự án. Chúng ta có thể thấy chương trình truyền hình Shark Tank nơi đó các startup trình bày về dự án của mình và thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn cho mình, đó là quá trình Pitching.
Trong phát triển game, khi pitching ta cần tạo ra một tài liệu để pitching đó là Game Pick Deck. Nó là một bản trình bày ( thường là file powerpoint) được các nhà phát triển trò chơi sử dụng để giới thiệu ý tưởng trò chơi của họ với đội nhóm, người dùng tiềm năng, nhà đầu tư hoặc bất kỳ ai khác có thể tài trợ cho ý tưởng đó.
Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan và giới thiệu về trò chơi, phác thảo khái niệm về trò chơi, tiến trình phát triển, các tính năng chính, đối tượng mục tiêu và các luồng doanh thu tiềm năng. Tùy theo đối tượng người nghe mà ta có cách pitching và tài liệu khác nhau. Ví dụ:
- Khi pitching cho đội nhóm phát triển game ta cần thuyết phục họ ý tưởng game là khả thi và sẽ hứng thú khi xây dựng.
- Khi pitching cho ban lãnh đạo công ty ta cần thuyết phục họ game sẽ mang lại lợi ích và lợi nhuận khi được triển khai.
- Khi pitching cho nhà đầu tư ta cần thuyết phục họ khi đầu tư sẽ mang lại lợi ích win-win cho 2 bên.
Tiếp theo ta sẽ tìm hiểu trong 1 game pitch deck ta cần phải thể hiện những ý gì. Tùy theo mục đích và đối tượng pitch mà ta sẽ đưa vào, bỏ bớt hoặc nhấn mạnh các ý khác nhau, tuy nhiên thường có các phần như sau:
- Overview of concept (Tổng quan về ý tưởng)
- Financial projections (Dự báo tài chánh)
- Market research data (Nghiên cứu thị trường)
- Target market (Thị trường mục tiêu)
- Artwork and visuals (hình ảnh)
- Features (Tính năng)
- Development timeline (lộ trình phát triển)
- how you differ from your competitors (So sánh đối thủ)
- Information about the team (Thông tin nhóm)
Từ những ý trên ta có thể tạo file trình bày với những gợi ý slide như sau (đi kèm với 1 số hình ảnh minh họa từ các game pitch deck thành công):
- Title Slide: Slide này là slide đầu tiên, ta nên có tên, logo, slogan của game, có thế có thêm tên người trình bày, ngày… Nó là slide tạo ấn tượng đầu tiên nên cần được trao chuốt kĩ lưỡng.
- Game Concept: Slide này trình bày ý tưởng chủ lực của game, thể loại, cơ chế (mechanics) của game. Nó cũng đưa ra câu chuyện của game. Giải thích về lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique selling point) của game, nó được viết tắt là USP và được hiểu đơn giản làm điểm độc đáo, lợi điểm của game để thu hút người chơi.
- Target Audience (TA): Slide nói về đối tượng khách hàng mục tiêu. Tức là game sẽ hướng đến những nhóm người chơi nào. Ta cần nghiên cứu về đặt điểm sở thích của nhóm người chơi mà ta hướng đến, trong slide có thể trình bày số liệu nghiên cứu thị trường, số liệu phân tích để từ đó thấy được tiềm năng khi nhắm đến đối tượng này. Cũng như hiểu cần phải làm gì trong game để tạo hứng thú cho nhóm đối tượng này.
- GamePlay: Slide này cực kì quan trọng. Nó giải thích tính năng, cơ chế chính của game cũng như giao diện, điều khiển trong game. Cũng cần giải thích về cơ chế thử thách, thưởng… Slide này phải thể hiện sự hấp dẫn, lôi cuốn của game một cách tốt nhất. Phải làm sao cho người chơi có thể tưởng tượng được game trong đầu ngay cả khi chưa có nhìn thấy game thật.
- Art and Design: Slide này nói về phong cách nghệ thuật và hình ảnh của game, phong cách cần phù hợp với game, đẹp, độc đáo là điểm cộng. Phong cách nghệ thuật là 1 yếu tố ảnh hưởng khá lớn cho sự thành công của game. Trong slide này ta cần nói rõ về visual style, art direction, concept art, character design, environment cũng như giải thích về phong cách thiết kế có ảnh hưởng đến trải nghiệm tổng thể như thế nào.
- Development Roadmap: Slide này ta cần đưa ra phát thảo các giai đoạn của quá trình phát triển game, timeline, các mốc phát triển và ra mắt các phiên bản. Slide này cũng nên trình bày về rủi ro, thử thách và cách giải quyết như thế nào để người nghe có cái nhìn tổng quan về lộ trình phát triển của game.
- Monetization Strategy, Marketing and Promotion: Những slide này ta cần nói rõ chi tiết về cách tạo ra doanh thu. Với các nhà đầu tư thì phần này cực kì quan trọng, nó giúp cho chúng ta có được sự ủng hộ của các nhà đầu tư hay không. Nói cho cùng thì 1 game có hay cách mấy mà không đem lại lợi nhuận thì cũng không thể thuyết phục nhà đầu tư rót tiền cho bạn. Tiếp theo ta sẽ cần nói đến chiến lược tiếp thị, phát thảo ra các sự kiện, hoạt động quảng cáo để đưa game đến với người chơi.
- Competitive Analysis: Slide này ta cần đưa ra sự tìm hiểu và so sánh với đối thủ cạnh tranh, các game tương tự nằm cùng thị trường từ đó phân tích điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ sự phân tích này ta sẽ đưa ra tính khác biệt, lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) để thuyết phục người nghe rằng game của ta sẽ có được chổ đứng, sẽ cạnh tranh được với các đối thủ.
- Team and Experience: Slide sẽ giới thiệu về các thành viên chủ chốt trong đội phát triển, làm nỗi bật kinh nghiêm chuyên môn của họ. Trong slide cũng giới thiệu các chuyên gia hay cố vấn có liên quan cũng như các nhà đầu tư cổ đông trước đó. Slide này sẽ thể hiện sự uy tính, độ tinh tưởng cho các nhà đầu tư.
- Financial Projections, Funding Request and Use of Funds: Slide sẽ cung cấp về dự báo tài chánh, chi phí, doanh thu, dự bào rủi ro. Nêu ra chi tiết cách phân bổ và lợi ích đầu tư cũng như chúng ta đang tìm kiếm điều gì. Đôi khi điều chúng ta tìm kiếm từ người nghe không phải là tiền mà có thể là sự ủng hộ, sự phê duyệt triển khai hoặc hỗ trợ về kĩ thuật, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo…
- Thank you and Contact Information: Cuối cùng chắc chắn là lời cảm ơn đến người nghe, cũng có thể thêm phần cung cấp chi tiết liên lạc như điện thoại, email, facebook, zalo, website..
Các slide có thể điều chỉnh, tăng giảm tùy theo mục đích và đối tượng cụ thể. Và cuối cùng để có 1 buổi pitching thành công ta phải chuẩn bị kĩ lưỡng, cố gắn gói gọn trong vòng 5 đến 10’ hoặc tùy theo từng yêu cầu cụ thể. Thành công không chỉ là làm tài liệu game pitch deck tốt mà còn cần cách trình bày tốt.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm một cái nhìn tổng quan về việc pitching và cách soạn một tài liệu cho việc pitching được tốt hơn.
Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Xuân
Bộ môn Công nghệ thông tin
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở TP HCM