UX (User Experience) hay trải nghiệm người dùng được hiểu là quá trình trải nghiệm cảm nhận, phản hồi của người dùng trước và trong khi sử dụng hoặc tương tác với các sản phẩm, phương tiện, hay một hệ thống bất kỳ nào đó bao gồm tất cả niềm tin, sở thích, cảm xúc và nhận thức của họ. Vì vậy, việc ứng dụng Gamification là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu nhé!
Gamification (Game hóa) – Khái niệm cơ bản
Gamification (Game hóa) là việc sử dụng các yếu tố tác động vào tâm lý con người trong thiết kế để tạo ra trải nghiệm trên ứng dụng và trang web trở nên thú vị và lôi cuốn hơn. Con người luôn có xu hướng thích chơi game, không chỉ là các trò chơi điện tử, mà cả các loại game khác nhau, từ trò chơi bắn bi đơn giản đến cờ tướng.
Game hóa không chỉ tồn tại trong thế giới số, mà còn lan rộng vào nhiều khía cạnh của cuộc sống. Có những cách bạn có thể áp dụng game hóa vào cuộc sống cá nhân của mình. Ví dụ, bạn có thể thiết lập mục tiêu học 1 giờ để đạt được một “ngôi sao” trên tường và sau 10 ngôi sao, bạn có thể thưởng cho bản thân một buổi xem phim.
Ngay cả trong những hoạt động vui chơi như cờ cá ngựa trong các buổi nhậu, game hóa cũng có thể được áp dụng. Ví dụ, quay đầu gà trong một trò chơi có thể đòi hỏi người thua phải uống một cốc. Điều này là một ví dụ về cách game hóa có thể tạo niềm vui và tương tác tích cực trong các hoạt động hàng ngày.
Gamification trong thiết kế UX
Bạn không cần biến ứng dụng hoặc trang web của mình thành một trò chơi đầy đủ, nhưng có thể áp dụng các quy tắc thiết kế game để cải thiện trải nghiệm người dùng. Dưới đây là một số quy tắc cơ bản và cách bạn có thể áp dụng chúng:
- Quy tắc trong game
Tại sao Tiktok chỉ cho đăng video ngắn hoặc Twitter giới hạn ký tự? Đây là các quy tắc của game để thúc đẩy người dùng tham gia và đạt được mục tiêu. Tạo ra sự hạn chế, cảm giác giá trị trong việc đạt được điều đó.
- Mục tiêu rõ ràng và khả thi
Người dùng cần biết mục tiêu của họ khi thực hiện một hành động và điều đó phải khả thi. Điều này giúp họ có động lực để thực hiện hành động đó. Tuy nhiên, mục tiêu quá dễ dàng cũng không thúc đẩy người dùng, do đó, cần thiết kế sao cho họ phải bỏ công sức ra một chút để đạt được phần thưởng.
- Hành động và phản hồi
Trong game, hành động của bạn đem lại kết quả ngay lập tức. Điều này cũng nên xảy ra trong thiết kế UX. Ví dụ như khi người dùng điền email, họ nhận ngay thông báo về tính hợp lệ của email đó.
- Điểm số, danh hiệu và bảng xếp hạng
Các yếu tố này đại diện cho sự tiến bộ của người dùng, tạo cảm giác cạnh tranh và tham gia. Các điểm số và danh hiệu có thể thúc đẩy họ tham gia hơn và cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ.
Sử dụng tư duy thiết kế game trong thiết kế trải nghiệm người dùng là một lĩnh vực thú vị và có nhiều tiềm năng. Quyết định về việc không thay đổi giao diện cần dựa trên việc đảm bảo người dùng có thể thích nghi và quen dần với các thay đổi. Việc này đã mất một khoảng thời gian để hoàn thành, giúp người dùng cảm nhận sự tiến bộ một cách tự nhiên, như khi họ chơi một trò chơi và dần thích nghi với những thay đổi trong thế giới ảo của họ.
Giảng viên Trần Văn Kỳ
Bộ môn Công nghệ thông tin
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở TP HCM