Cách thức thuyết minh ý tưởng kinh doanh hiệu quả

17:55 28/05/2021

Ngay từ những năm đầu tiên, môn học Khởi sự doanh nghiệp đã được đưa vào chương trình đào tạo của trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá . Mục đích cốt lõi của bộ môn này là nhằm nâng cao nhận thức, định hình tư tưởng về khởi nghiệp trong sinh viên; giúp sinh viên có được những kiến thức, kỹ năng trong khởi nghiệp để làm hành trang thực hiện khát vọng tự chủ bản thân. 

Bài viết này nhằm hỗ trợ thêm cho sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau có  thể thực hiện cách trình bày ý tưởng kinh doanh có tính chặt chẽ và logic hơn. 

THUYẾT MINH Ý TƯỞNG KINH DOANH 

Nghiên cứu và tìm ra được một ý tưởng thật sự khó, nhưng trình bày một ý tưởng cho  thật xúc tích và rõ ràng lại càng khó hơn. Những bước sau đây sẽ hướng dẫn cách bạn trình  bày thật sự thuyết phục. 

1.Mô tả ý tưởng kinh doanh 

Bản mô tả ý tưởng của bạn trả lời được các câu hỏi sau: 

Bạn làm gì và bán cái gì?  

+ Bạn muốn sản xuất/ hoặc thương mại/ hoặc cung cấp dịch vụ trong ngành hàng/thị trường sản phẩm nào?  

+ Hãy liệt kê càng chi tiết càng tốt về danh mục sản phẩm bạn kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh này có tên gọi là gì? 

Hãy đặt cho ý tưởng kinh doanh đó bằng một cái tên. Tên gọi này phải khái quát ý tưởng  kinh doanh được trình bày. Cái tên cũng là một hình thức giúp bạn dễ hiểu, dễ nhớ và dễ dàng  định vị khi triển khai ý tưởng. 

2.Đánh giá tính khả thi của ý tưởng kinh doanh 

Đầu tiên, hãy chính minh đó là ý tưởng kinh doanh tốt. 

Để chứng minh được ý tưởng kinh doanh tốt thì có 4 tiêu chí để tham chiếu: Sáng tạo  (tính mới, khác biệt), độc nhất, giải quyết được vấn đề (khách hàng, xã hội/cộng đồng), lợi  nhuận. Tuy nhiên, nếu ý tưởng bị hạn chế về tính sáng tạo và độc nhất, bạn phải chứng minh  rằng nó có giá trị đối với khách hàng (đáp ứng được nhu cầu của khách hàng) và có tính khả thi và khả năng sinh lời. 

Tiếp theo, hãy đánh giá đó là ý tưởng kinh doanh khả thi 

Một ý tưởng kinh doanh tốt chưa đủ để đem lại sự thành công cho một doanh nghiệp.  Bước tiếp theo cần đánh giá cặn kẽ: 

+ Cơ hội và thách thức của thị trường: hãy thực hiện cuộc nghiên cứu thị trường, hoặc  tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm thấy những yếu tố tạo thuận lợi cho hoạt động kinh  doanh (thị trường tiêu thụ đủ, tiềm năng thị trường, tính pháp , công nghệ giúp vận hành được  hoạt động kinh doanh, nhà cung cấp,….), hay những yếu tố gây ra rào cản, bất lợi nhưng có  thể vượt qua được (rào cản pháp lý, đối thủ cạnh tranh,….) 

+ Những điểm mạnh và điểm yếu tồn tại của bạn: nhìn lại nguồn lực chính bạn và tổ chức bạn đang có đủ để thực thi được ý tưởng đó hay không (tài chính, nhân lực, cơ sở vật  chất, năng lực quản lý và điều hành, …) 

Cuối cùng, cho biết cách thức vận hành khi ý tưởng đó được thực thi? 

Phần này cần trình bày rõ những hoạt động cụ thể phải thực hiện khi ý tưởng được đưa  ra thực tế, song song với hoạt động đó thì có yếu tố gì có thể hỗ trợ để nó có thể hoạt động  được như phần mềm, thiết bị, hệ thống, công nghệ, quy trình,…. 

3.Mô tả thị trường mục tiêu 

Hãy xác định rõ: 

Ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Ai sẽ là người sử dụng sản phẩm của bạn? Họ là cá  nhân hay tổ chức? Họ có đặc điểm gì về nhu cầu, tính cách, hành vi, lối sống,… 

Thị trường khu vực địa lý nào bạn muốn tập trung đầu tư triển khai đầu tiên?

  4. Tạo lập mô hình kinh doanh 

9 thành tố trong mô hình kinh doanh cho thấy tính logic của một công ty muốn theo đuổi  mục tiêu và gặp hái lợi nhuận. Bảng này thể hiện một bức tranh toàn cảnh thể hiện rõ nét cách  thức tổ chức, quy trình và hệ thống vận hành của một công ty.

(Nguồn: Alexander Osterwalder và Yves Pigneur – Business Model Generation)

5.Đánh giá tác động của dự án 

Để một ý tưởng khởi nghiệp có tính bền vững, cần phải đánh giá sự tác động của nó một  cách đa chiều đối với từng đối tượng: Nền kinh kế, Chính trị, Văn hoá, Xã hội và cộng đồng,  Môi trường,… 

6.Chiến lược phát triển trong tương lai 

Để đánh giá tiềm năng phát triển ý tưởng kinh doanh của bạn trong tương lai xa hơn,  cần phải chỉ ra được chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động cụ thể để: 

Mở rộng quy mô 

Tìm kiếm thị trường mới 

Cải tiến sản phẩm 

Dãn dòng sản phẩm 

… 

Nội dung chia sẻ sử dụng ngôn ngữ chân phương có chủ đích nhằm cố gắng truyền tải  được nội dung mà tất cả các bạn sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau có thể hiểu  và thực hiện được. 

ThS. Nguyễn Thị Phương Linh – Giảng viên 

Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế – Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng .

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận