Cùng tìm hiểu về Kotlin trong Android (Phần 2)

16:15 09/08/2022

Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là ngôn ngữ Kotlin, ưu và nhược điểm. Phần 2 này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu môt số khái niệm cơ bản cần biết khi chuyển từ ngôn ngữ lập trình Java sang sử dụng Kotlin.

Các khái niệm đề cập trong bài

  • Khai báo biến trong Kotlin – Kiểu dữ liệu (Data Types)
  • Tạo hàm, phương thức trong Kotlin (function)
  • Khai báo biến trong Kotlin – Kiểu dữ liệu (Data Types)

Trong java để khai báo biến thì chúng ta làm như sau:

String name;

int number = 10;

float point = 1.5; // sử dụng các từ khóa để định nghĩa kiểu biến và gán giá trị bằng toán tử =

// kết thúc câu lệnh luôn có dấu chấm phẩy

Khi sử dụng Kotlin chúng ta khai báo và sử dụng biến với 2 từ khóa là var và val

  • var : khai báo biến thông thường, chương trình tự động nhận định kiểu giá trị của biến
var i = 10 // chương trình tự nhận định kiểu của biến

var x = “NAME” // kết thúc dòng lệnh ko có dấu chấm phẩy

var c:Int = 20 // khai báo biến với cú pháp :Int để chỉ định biến c có kiểu là số nguyên .

var name:String = “Nguyen”

// khai báo biến :String để chỉ định biến name có kiểu là chuỗi

// khai báo với từ khóa var cho phép thay đổi, cập nhật giá trị của biến trong tương lai

i = 20 // thay đổi i từ 10 -> 20

x = “Huy” // thay đổi x từ NAME -> Huy

  • val : khai báo biến tương tự như var nhưng giá trị của biến ko thể thay đổi trong tương lai, tương tự như từ khóa final của java
val i = 10 // chương trình tự nhận định kiểu của biến

val x = “NAME” // kết thúc dòng lệnh ko có dấu chấm phẩy

val c:Int = 20 // khai báo biến với cú pháp :Int để chỉ định biến c có kiểu là số nguyên

val name:String = “Nguyen” // khai báo biến :String để chỉ định biến name có kiểu là chuỗi

// khai bảo với từ khóa var cho phép thay đổi, cập nhật giá trị của biến trong tương lai

i = 20 // thay đổi i từ 10 -> 20 // ko thực hiện được với biến val

x = “Huy” // thay đổi x từ NAME -> Huy // ko thực hiện được với biến val

1 số kiểu biến khác trong kotlin

Int : số nguyên ( ngoài ra còn có Short , Long để khai báo số nguyên )

Float, Double : khai báo số thực

Khai báo mảng (array)

Kotlin cung cấp cách khai báo mảng như sau :

val numbers = intArrayOf(5,6,7,8); // mảng số nguyên 4 phần tử

// lưu ý : mảng số ko thay đổi đc số lượng phần tử nhưng cho phép cập nhật giá trị trong mảng

numbers[0] = 20 // để truy cập phần từ trong biến numbers

var a = numbers[0] // phần tử đầu tiên có giá trị là 5

var b = numbers[9]

// truy cập lỗi ArrayIndexOutOfBoundsException do mảng ko có phần tử thứ 10

// Kotlin cung cấp thêm các phương thức để tạo array 1 cách linh hoạt :

// mảng String

var names = arrayOf(“HUY”,”QUYNH”,”SANG”); // mảng hỗn hợp với giá trị có kiểu khác nhau – khá giống mảng bên ngôn ngữ PHP

var hots = arrayOf(“A”,3,4)

//ngoài ra chúng ta còn có floatArrayOf , doubleArrayOf hoặc khởi tạo 1 mảng rỗng

val stringsOrNulls = arrayOfNulls<String>(10) // giá trị return ở đây là Array<String?>

// cú pháp dấu ? sau String chúng ta sẽ làm rõ ở phần sau nhé

Phương thức : method trong Kotlin

Phương thức hay method trong lập trình có tác dụng đóng gói 1 số dòng lệnh và tái sử dụng khi cần, để khai báo phương thức trong java chúng ta dùng void, trong kotlin chúng ta có cách khai báo như sau:

// phương thức run với từ khóa fun – viết tắt của từ function và cách gọi

fun run(){

} run()

// phương thức run với 2 tham số Int x và y và cách gọi fun run(x:Int,y:Int){

}

var x = 10

var y = 20 run(x,y) // phương thức run dạng có dữ liệu trả về và cách gọi

// cú pháp :Int để thể hiện kiểu của dữ liệu mà run sẽ trả về

fun run(x:Int,y:Int):Int{

return x + y;

}

// phương thức có return có thể gán giá trị cho 1 biến var ketqua = run(x,y)

Như vậy trong bài số 2 này, chúng ta đã tìm hiểu cơ bản về biến và phương thức trong Kotlin. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận