“Đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Mỗi người cần chọn cho mình một ngành học, một lĩnh vực, một ngành nghề phù hợp để lập thân và thông qua lập thân ấy để kiến quốc”, đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại Lễ phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020 – Startup Kite, diễn ra ngày 28/5/2020 tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội.
Doanh nghiệp cùng chắp cánh ước mơ khởi nghiệp
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, nhiều năm qua, chúng ta trân trọng những ý tưởng, sáng kiến, trân trọng sự đối mới của sinh viên đặc biệt của các thanh niên, học sinh. Thủ tướng đã phê duyệt Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025. Do đó cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp của học sinh sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020” là bước chuẩn bị rất tốt, tiến tới Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên.
Theo ông Dung, chưa bao giờ giáo dục nghề nghiệp mạnh như bây giờ. Hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động, việc làm, nhu cầu nhân lực trong và ngoài nước. Do đó, qua cuộc thi Startup Kite, ông Dung hy vọng sẽ có nhiều ý tưởng và sáng kiến hay, thiết thực, dù là nhỏ.
“Tôi mong hơn 100 doanh nghiệp Sao đỏ, các doanh nhân sẽ hưởng ứng, dẫn đường chỉ lối cho các thanh niên, sinh viên, hãy khởi đầu cho những lò ấp trứng, những vườn ươm cho một thế hệ khởi nghiệp”, ông Dung nói.
Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình (đại diện ban cố vấn cuộc thi Startup Kite) cho rằng, dịch COVID-19 đã khiến thế giới thay đổi. Do đó, học sinh, sinh viên phải đặt mình vào tư thế tạo ra công ăn việc làm cho chính mình, thay vì khái niệm đi xin việc.
Theo ông Bình, trong bối cảnh “bình thường mới” đòi hỏi cách làm việc khác, đó là tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây… “Do đó, các bạn sáng tạo ra cái gì mới, một sản phẩm mới, rất dễ là có robot trong đó. Quét nhà tự động, điều hòa tự động, đèn tự động, tất cả những thứ xung quanh ta sẽ trở nên thông minh và đấy là cơ hội không thể tưởng tượng được dành cho các bạn sáng tạo. Hơn ai hết, các bạn đang nắm giữ rất nhiều cơ hội”, ông Bình nhắn nhủ các học sinh, sinh viên.
Về cơ sở giáo dục, ông Bình cho rằng, phải có cách làm để người học ra trường là những người sáng tạo, nếu mà không sáng tạo robot sẽ thay thế. Trong tương lai chúng ta sẽ sống với COVID-19 và sống chung với robot. Do đó, nhà trường phải tập trung đào tạo ra những người lao động có tư duy sáng tạo, kỹ năng mềm.
Chủ tịch FPT cam kết sẽ cổ vũ, theo và hỗ trợ, bệ đỡ cho những cánh diều ước mơ của các học sinh, sinh viên bạn bay lên.
Với vai trò là đơn vị đào tạo giáo dục nghề nghiệp, ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cho biết: “Sau Covid, việc làm trở nên mong manh hơn bao giờ hết, vậy nên các bạn sinh viên không chỉ đơn thuần trông đợi nhận lương hàng ngày mà hãy sẵn sàng khởi sự doanh nghiệp của chính bản thân mình. Trong suốt 10 năm thành lập, FPT Mạng cá cược bóng đá đã có những tấm gương sinh viên khởi nghiệp. Điều này này bắt nguồn từ chính triết lý “Thực học – Thực nghiệp” của nhà trường. Học những gì doanh nghiệp cần, học qua dự án, thầy cô chính là những chuyên gia dẫn dắt, tham quan – phỏng vấn với doanh nghiệp… Tôi tin rằng, việc tiếp cận thực tế, tiếp xúc doanh nghiệp chính là môi trường để những ý tưởng khởi nghiệp ra đời, rút ngắn khoảng cách từ ý tưởng đến thực tế”.
Kêu gọi đầu tư ngay tại cuộc thi
Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020 – Startup Kite 2020, do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức. Đây là cuộc thi nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kích thích sự sáng tạo, tư duy năng động, truyền cảm hứng kinh doanh; thúc đẩy việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng được trang bị trong nhà trường vào cuộc sống; đồng thời kết nối các dự án có tính khả thi cao với các nhà đầu tư.
Các ý tưởng tham dự cuộc thi Startup Kite năm 2020 sẽ trải qua 3 vòng, từ sơ tuyển, tới bán kết, chúng kết.
Trong đó, vòng sơ tuyển sẽ diễn ra từ ngày 28/5 – 15/8/2020, thí sinh/đội thi tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc gửi hồ sơ dự thi về cơ sở giáo dục nghề nghiệp mình học tập. Trường sẽ lựa chọn ra 3 hồ sơ tốt nhất để vào vòng bán kết trước ngày 20/8.
Vòng bán kết (vòng khu vực) diễn ra với hình thức online và offline từ 20/8 – 10/10/2020, với 8 khu vực trên cả nước, gồm: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Các tác giả dự thi sẽ thuyết trình và phản biện với Ban giám khảo là đại diện các doanh nghiệp trong khu vực để bảo vệ ý tưởng của mình. Tại mỗi khu vực sẽ chọn ra 3 hồ sơ điểm cao nhất để tham dự vòng chung kết.
Vòng chung kết dự kiến diễn ra ngày 14-15/11/2020 tại TPHCM. 24 thí sinh/đội thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc sẽ thuyết phục, thương thuyết với nhà đầu tư để huy động vốn, từ doanh nghiệp và ban giám khảo.
Một trong những phần thi gay cấn được chờ đợi tại vòng chung kết ý tưởng là huy động vốn. Mỗi thí sinh/đội thi sẽ có tối đa 15 phút thuyết trình dự án, gây ấn tượng, kêu gọi vốn từ ban giám khảo là các nhà đầu tư của cuộc thi. Trong đó, có 5 phút thuyết trình thuyết phục nhà đầu tư và 10 phút thương thuyết. Tại vòng này, nhà đầu tư có quyền đưa ra quyết định “có” hoặc “không” đầu tư, tương tự thí sinh cũng có quyền đồng ý hoặc từ chối nhận đầu tư.
Ba thí sinh/đội thi có số điểm cao nhất ở phần huy động vốn sẽ tiếp tục bước vào phần xử lý tình huống do ban giám khảo đưa ra liên quan đến dự án, để chọn ý tưởng giành giải nhất, nhì, ba chung cuộc. Các đội thi còn lại sẽ nhận giải khuyến khích và một giải được khán giả yêu thích nhất.
Ngoài ra, 24 đội thi lọt vào vòng chung kết sẽ được tham gia trưng bày và triển lãm ý tưởng, dự án của đội tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020 nhằm thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Dự kiến, Lễ trao giải thưởng cuộc thi Startup Kite năm 2020 sẽ diễn ra ngày 15/11 tại TP.HCM trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020.