Thầy Lê Lâm Huỳnh Thông – người “anh lớn” của sinh viên Quản trị nhà hàng

7:32 22/08/2022

Nếu con đường chinh phục ngành Quản trị nhà hàng là một con đường quanh co, lạc lối thì thầy Lê Lâm Huỳnh Thông chính là người bạn đồng hành vững chắc của bạn. Không chỉ có vốn kiến thức chuyên ngành phong phú mà thầy còn có những kỹ năng, câu chuyện cuộc sống cực kỳ thú vị.

Theo đuổi Quản trị nhà hàng chỉ vì mê phim cổ trang

Thầy Lê Lâm Huỳnh Thông sinh năm 1994 quê gốc Trà Vinh hiện đang là giảng viên ngành Quản trị Nhà hàng, trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hồ Chí Minh. Thầy giáo 9x cho biết bản thân theo đuổi lĩnh vực này vì từ nhỏ mình rất thích tìm hiểu phong cách ẩm thực của các nền văn hóa khác nhau thông qua các bộ phim cổ trang có liên quan tới “ngự thiện”: 

Khi xem phim cổ trang thường bàn ăn được bài trí rất nhiều món. Mình cực kỳ tò mò với việc sắp xếp các dụng cụ ăn, trình tự các món ăn và sự kết hợp giữa các loại đồ ăn thức uống sao cho đẹp. Và càng đi sâu vào lĩnh vực ăn uống hay được gọi là ngành F&B ( Food & Beverage) mình càng thầy nhiều điều thú vị đặc biệt là các loại thức uống như rượu vang, trà, cafe,…” – thầy Thông bật mí.

Nói riêng về ngành Du lịch – Nhà Hàng – Khách sạn, thầy Thông có nhiều trải nghiệm phong phú ở nhiều vị trí công việc khác nhau như: lễ tân, nhân viên phục vụ nhà hàng, quản lý tiền sảnh, quản lý nhà hàng, quản lý quán bar, chuyên gia tổ chức sự kiện,… Và gần 3 năm kinh nghiệm là giảng viên tham gia giảng dạy cho một số trường Đại học, Cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An trước khi trở thành giảng viên của Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá .

Vẻ ngoài điển trai của thầy Lê Lâm Huỳnh Thông – Giảng viên ngành Quản trị Nhà hàng

Thầy Thông cho biết: “Học tập và làm việc ở nhiều vị trí, được trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh mình mới thấu hiểu được khách hàng và văn hoá khác nhau. Đặc biệt khi làm việc ở các nhà hàng lớn mình học hỏi được sự chuyên nghiệp và quy trình dịch vụ chuẩn mực. Vì vậy, mình luôn muốn truyền cảm hứng và kiến thức cho học trò mình để các bạn trở thành những chuyên gia dịch vụ để đem đến trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng”.

Mắc cỡ vì sinh viên gọi mình là “anh”, “bạn”

Dù là ngành nghề gì, sẽ luôn có những khó khăn khi bước chân vào nghề nhất là giai đoạn đầu tiên. Từng đó năm chàng trai trẻ tốt nghiệp thạc sĩ, lăn lộn trong nghề, thử nhiều vị trí, vai trò khác nhau, nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng bước bước chân lên giảng đường cũng có đôi chút ngại ngùng. 

Thầy Thông nhớ lại khoảng thời gian mới về trường FPT Mạng cá cược bóng đá : “Hồi đầu khi mình “apply” vào vị trí giảng dạy, mặt mình nhìn còn “non” quá. Thoạt đầu nhiều người cũng nghi ngờ về khả năng sư phạm cũng như kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành của mình. Nhưng sau khi xem mình giảng demo thì các thầy cô trong hội đồng tuyển dụng cũng bị mình thuyết phục. Những ngày đi dạy đầu tiên đi dạy ở FPoly, thậm chí các bạn sinh viên thấy mặt mình trẻ quá nên thường gọi mình là “anh” hoặc “bạn” vừa buồn cười mà vừa mắc cỡ nữa. Đúng là những kỉ niệm không thể nào quên”.

Gương mặt “hack tuổi” của thầy giáo 9x

Thầy Thông cho biết thêm: “Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá là một ngôi trường năng động, hiện đại với triết lý giáo dục rất phù hợp với quan điểm giảng dạy của mình đó là “thực học – thực nghiệp”. Đặc biệt mình rất thích phương pháp đánh giá cuối môn, sẽ không có những bài học thuộc lòng quá cứng nhắc, không có những buổi thi căng thẳng mà thay vào đó là những buổi bảo vệ cuối môn. Thầy cô góp ý, sinh viên phản biện và ghi nhận những điều đó để điều chỉnh cho sản phẩm cuối môn được tốt nhất có thể”.

Thầy cho rằng đây là môi trường học tập lý tưởng vì sinh viên luôn có cơ hội được thể hiện năng lực của bản thân thông qua các cuộc thi bổ ích, các giờ học thực hành thú vị. Cũng từ đây, thầy luôn nhắc nhở các bạn sinh viên phải tận hưởng tối đa khoảng thời gian 2 năm 4 tháng tại đây với 6 chữ vàng “học hết sức, chơi hết mình”.

Khi được hỏi trong mắt các bạn sinh viên, thầy Thông như thế nào, một bạn sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh trải lòng: “Thầy Thông có vốn kiến thức rất phong phú, tư duy hiện đại. Trong các giờ thực hành thầy lúc nào cũng ân cần, chỉnh cho chúng em từng chút một từ thao tác, trang phục, thái độ,… Cách truyền tải kiến thức của thầy cực kỳ “bánh cuốn” khiến sinh viên tập trung và tiếp thu tốt hơn.”

Quản trị khách sạn – nghề “làm dâu trăm họ”

Thầy Huỳnh Thông chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng có lẽ chỉ có ở khối ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, đó chính là những trải lòng về “kẻ phục vụ”. Dấn thân vào cái nghề “làm dâu trăm họ”, ai trong ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn cũng đôi lần phục vụ những vị khách khó chiều, hạch sách. Nhiều người thậm chí còn dè bỉu, chê bai, xúc phạm nhân viên cấp thấp chỉ vì họ chọn làm công việc tay chân, chỉ là “kẻ phục vụ”.

Thầy bộc bạch: “Càng trải nghiệm lâu trong ngành, mình càng nhận thấy vai trò cũng như vị trí của bản thân không đơn thuần chỉ là “người phục vụ”. Đó còn là “người hỗ trợ” đôi khi còn là “chuyên gia” để tư vấn cho khách hàng, mang lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời và đúng “chất” của tổ hợp món ăn -hương vị – không gian – quy trình phục vụ đúng chuẩn”. 

Để giúp sinh viên tự tin thể hiện mình, thầy Thông cho biết có một số yếu tố quan trọng các bạn sinh viên nhất định phải có để làm tốt ngành này: “Trong bối cảnh toàn cầu hóa, phục vụ trong các nhà hàng lớn, các khách sạn 4 – 5 sao mang đẳng cấp quốc tế thì “dân ngành” cũng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn hết sức khắt khe về ngoại hình, kỹ năng ngoại ngữ, tâm lý khách hàng, văn hóa ẩm thực, lịch sử món ăn, quy tắc bàn tiệc theo từng nền văn hóa,…”

Chia sẻ thêm về ngành Quản trị Nhà hàng, thầy Thông có cái nhìn trên thực tế, hai năm vừa qua ngành du lịch khách sạn đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Tuy nhiên, với những chuyển biến tích cực của nửa đầu năm 2022, thầy tin tưởng ngành du lịch khách sạn của Việt Nam là sẽ bừng sáng với tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay. Và đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho các sinh viên học Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Là một trong những giảng viên khách mời xuất hiện trong “Sao nhập học” tập 6 –  Chương trình thực tế đầu tiên về hướng nghiệp tại Việt Nam. Thầy Lê Lâm Huỳnh Thông đã đem đến cho dàn sao trải nghiệm học tập thực tế tại nhà hàng của khách sạn Holiday Inn & Suites Saigon Airport. 

“Khi biết được sắp phải đứng lớp hướng dẫn cho những “siêu quậy học đường” trong lớp học Poly, mình cũng rất hồi hộp và cũng nôn nao. Vì các bạn toàn là những “ngôi sao” và trước giờ các bạn phần lớn là được phục vụ chứ chưa phục vụ người khác thì tâm lý và thái độ của các bạn có sẵn sàng học hỏi và chịu hợp tác hay không. Nhưng các bạn đã làm mình rất bất ngờ vì ai cũng dễ thương, ngoan ngoãn và đặc biệt rất lăn xả, thể hiện hết mình trong phần tình huống thực tế phục vụ vị khách đặc biệt”.

Kế về tính huống ấn tượng thì thầy Thông rất nhớ sự hoạt ngôn ứng biến của Phát La trong việc lý giải về việc bị sai nguyên liệu. Đồng thời thầy cũng tiết lộ cả dàn sao Phát La, Khánh Vân, Nicky, Misthy đều là những bạn sinh viên làm mình ấn tượng mỗi bạn một vẻ, một tính cách, một hình ảnh nhưng dung hòa trong lớp học POLY.

Thầy Lê Lâm Huỳnh Thông dẫn dắt nhiều lứa học trò thành công, có vị trí cao trong các khách sạn, nhà hàng. Với thầy Thông, thầy không đánh giá sự thành công của học trò qua vị trí hiện tại trong xã hội bởi mỗi người có tiêu chí đánh giá khác nhau. 

Mỗi sinh viên ra trường, trưởng thành, có công việc ổn định và mức lương tốt là niềm tự hào của nhà trường, bộ môn, giảng viên vì chính các học trò này là niềm cảm hứng cho các thế hệ sinh viên sau thêm yêu nghề và vững tin hơn khi chọn nghề. Hy vọng thầy giáo trẻ sẽ có thật nhiều sức khỏe và thành công với con đường mình đã chọn, tiếp tục truyền lửa đam mê cho thế hệ sau. 

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận