Kéo và đẩy – hai chiến lược Marketing ai cũng cần biết

10:44 07/05/2018

Chiến lược kéo (pull) và chiến lược đẩy (push) là hai thuật ngữ khá phổ biến trong Marketing. Chúng được sử dụng như phương thức thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá. Tuỳ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp mà bạn có thể áp dụng chiến lược phù hợp.

Chiến lược kéo: Lôi kéo người tiêu dùng

Với chiến lược kéo, doanh nghiệp sẽ dùng các công cụ Digital Marketing để lôi kéo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Các  phương pháp thường được dùng có thể kể đến: quảng cáo (áp dụng trên nhiều kênh như báo đài, truyền hình, Internet, tờ rơi…); tiếp xúc trực tiếp khách hàng qua việc tổ chức sự kiện; truyền thông mạnh mẽ quan hệ công chúng… Chiến lược này chủ yếu được dùng trong ngành hàng bán lẻ.

“Đường đi” của hàng hoá trong hai chiến lược Marketing kéo và đẩy.

Với chiến lược này, doanh nghiệp muốn thương hiệu của mình sẽ dần ghi dấu ấn trong lòng khách hàng, tạo nên tâm lý tò mò, có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm. Sau đó, khi có nhu cầu, họ sẽ tự nguyện mua, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Chiến lược đẩy: “Đẩy” sản phẩm đến gần khách hàng

Khác với Chiến lược kéo, Chiến lược đẩy tập trung vào việc xây dựng hệ thống phân phối, xây dựng các đại lý để sản phẩm đến với khách hàng một cách thuận tiện hơn. Chiến lược Marketing này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp bán buôn.

Nguyên lý của chiến lược này dựa trên việc chiết khấu giữa các cấp đại lý, mỗi khâu trung gian sẽ được hưởng một số lợi nhuận nếu tiêu thụ được sản phẩm. Cứ như vậy, họ sẽ luôn có động lực để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, hoặc đại lý cấp dưới. Để làm được điều này, các doanh nghiệp/đại lý phải xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp trong tất cả các khâu, từ sản xuất, bán hàng, chăm sóc khách hàng, quản lý…

Hai chiến lược kéo và đẩy tưởng chừng như “trái dấu” nhưng cùng chung mục tiêu là thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.

Khi nào nên “kéo”, khi nào nên “đẩy”?

Với các đặc thù riêng, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai chiến lược Marketing, hoặc áp dụng khéo léo cả hai để thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Tuy nhiên khi nào nên “kéo”, khi nào nên “đẩy” vẫn là câu hỏi của nhiều người quản lý.

  • Chiến lược kéo: thích hợp với các doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến khách hàng. Thích hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít nhân viên. Chi phí Marketing, quảng cáo, làm sự kiện cao.
  • Chiến lược đẩy: được sử dụng trong các doanh nghiệp bán buôn. Chi phí Marketing thấp nhưng bù lại việc chi trả cho các đại lý và nhân lực trung gian lớn.

FPT Mạng cá cược bóng đá là hệ Cao đẳng thực hành trực thuộc Đại học FPT, xuất phát từ nền tảng doanh nghiệp với mong muốn đem đến cho người học những giá trị đào tạo thực tế đúng với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”.

Cụ thể, các chương trình đào tạo của trường được thiết kế theo chuẩn quốc tế như: tiêu chuẩn nghề ASEAN, tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam VTOS. Song song với việc giảng dạy lý thuyết, giảng viên sẽ đóng vai trò người hướng dẫn và dẫn dắt, từ đó giúp sinh viên xây dựng tinh thần tự học và luôn luôn học hỏi để đáp ứng nhu cầu thay đổi công nghệ ngày càng nhanh của xã hội hiện đại.

Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá đảm bảo 100% sinh viên ra trường được đào tạo những kỹ năng thiết yếu của Thế kỷ 21. Nhà trường hiện cơ sở đào tạo khang trang với đầy đủ trang thiết bị hiện đại tại 05 thành phố,10 chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thuộc 3 khối ngành chính: Công nghệ thông tin, Kinh tế – Kinh doanh và Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Theo thống kê từ bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, hiện 97,7% sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá đã có việc làm với mức lương cạnh tranh trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp.

Để trở thành sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá :

Tags:

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận