Đặt giá lẻ – chiến lược bán hàng quan trọng của các chuyên gia Marketing

16:12 30/08/2017

Đặt giá lẻ, hay “Giá hấp dẫn” là một chiến lược Marketing khá phổ biến trong ngành hàng bán lẻ. Dù được sự dụng với tần suất chóng mặt nhưng chiến lược này luôn phát huy hiệu quả ở mức đang kinh ngạc. Hiểu một cách đơn giản, người bán hàng thường sử dụng những số 9 ở cuối giá để đánh lừa tâm lý người mua.

Đa phầngười mua hàng thường rất thích lựa chọn nwhnxg món đồ có giá kết thúc bằng con số 9, ví dụ như 39.000 đồng hay 99.000 đồng. Bên cạnh yếu tố tâm lý, não bộ con người sẽ gửi tín hiệu phân tích và nhận ra rằng cái giá này khá “hời”, rẻ hơn hẳn những số chẵn như 40.000 đồng hay 100.000 đồng. Chính vì điều này, số lượng hàng tiêu thụ được sẽ tăng lên. Và đây là một trong số những chiến lược đặt giá được những người làm Marketing “thuộc nằm lòng”.

Tuy nhiên, việc đặt giá lẻ này cũng cần có những chiến thuật cần ghi nhớ. Ví dụ như giá trước khi làm tròn và sau khi làm tròn phải có sự cách biệt rõ rệt, tạo cảm giác được mua hời cho khách. Ví dụ khi bán một chiếc TV, bạn nên để giá 9.900.000 đồng. Người mua sẽ phải ồ lên: “Ồ, TV to thế này mà chưa đến 10 triệu”. Còn nếu đặt giá là 9.699.000, sẽ không ai để ý rằng nó đang xấp xỉ 9,7 triệu.

Rất nhiều tập đoàn lớn cũng ưa chuộng cách thức đặt giá này, tiêu biểu nhất phải kể đến Apple. Họ còn tổ chức nhiều cuộc khảo sát để nắm bắt tâm lý chuẩn xác hơn. Ví dụ như in phần tiền lẻ, tức là phần đuôi số 9 với phông chữ nhỏ hơn trên bảng báo giá, người nhìn sẽ có cảm giác số tiền đang giảm đi.

Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng đồ tiêu dùng có giá thành thấp, các nhà Marketing lại có xu hướng làm tròn giá tăng lên để con số đỡ bị lẻ quá. Ví dụ một lon bia có giá 10.000 đồng chứ không thể đặt giá 9.900 đồng. Điều này một phần khiến việc thanh toán được nhanh gọn, một phần giúp đầu óc của người mua xử lý và suy nghĩ một cách trôi chảy hơn.

Tags:

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận