Một chiến lược Marketing độc, lạ mà ai cũng nên thử, Storytelling Marketing

16:35 25/02/2019

Với Marketing, sự cập nhật đổi mới là điều đặc chưng của ngành, vậy sao chúng ta không thử một phong cách chiến lược mới?

Thường con người đến với nhau thông qua qua nhiều lý do, nhưng về mặt chung là nhờ họ trò chuyện, giao tiếp với nhau nên họ tìm thấy được điểm chung, hay những suy nghĩ thú vị về đối phương. Nhờ thế Marketing đã nghĩ ra một chiến lược mới và đang được nhiều thương hiệu áp dụng, Storytelling Marketing.

Kết nối cảm xúc mọi người.

Storytelling Marketing khác với các chiến lược Marketing thông thường là xây dựng, phát triển những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng.

Trong cuốn sách Storytelling, Branding in Practice do Springer xuất bản năm 2005, nhóm tác giả cho rằng “kể chuyện” chính là phương thức quan trọng để xây dựng thương hiệu.

Cuốn sách Storytelling, Branding in Practice do Springer xuất bản năm 2005
Cuốn sách Storytelling, Branding in Practice do Springer xuất bản năm 2005

Để thương hiệu ngày tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ không chỉ dựa vào chiến lược thông minh, nó còn dựa sự kết nối cảm xúc của người tiêu dùng với hãng. Và Marketing kể chuyện sẽ là cái làm nên điều đó, giúp thương hiệu trở nên nổi tiếng nhờ tình cảm và lòng yêu mến của khách hàng.

Nhiều hướng phát triển mới.

Nếu các marketer có ý định muốn theo đuổi chiến lược Storytelling Marketing, mọi người có thể chọn theo nhiều hướng khác nhau như mở một cuộc thi kể chuyện về thương hiệu, có thể là đoạn phim quảng cáo ngắn, thậm chí là một tv series truyền hình, và rất nhiều hướng khác bạn có thể sáng tạo.

Một ví dụ điển hình như vào ngày 8.1.2003, chuỗi cửa hàng cafe Starbucks đã mở một cuộc thi mang tên “Làm thế nào họ tìm được tình yêu tại những quán cà phê Starbucks”, và phần thưởng cho tác giả có câu chuyện hay nhất là một chuyến du lịch tới Vienna, Áo.

Vào 2009 tại Việt Nam, Unilever tung ra series gồm năm đoạn phim quảng cáo kể lại câu chuyện “bảy ngày tìm lại tình yêu”, một mối tình “tay ba” khá giống với mô-típ phim truyền hình Hàn Quốc đang tràn ngập tại Việt Nam cho thương hiệu Pond’s.

Để tạo sự tương tác với khán giả, thương hiệu đã tận dụng tối đa những phương pháp giao tiếp trực tuyến như bình luận, dự đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện trên trang web 7days2love.com…

Ngoài ra, một cách cũng khá hay đó là làm những thước phim ngắn cảm động đầy ý nghĩa, điển hình như thương hiệu dầu ăn Neptune đã từng làm một đoạn phim ngắn về một cô bé gái luôn mong mỏi được gặp người cha vào ngày tết.

Nhờ đoạn phim ngắn đó đã giúp Neptune lấy được bao tình cảm của người xem về mẩu chuyện cảm động về tình cảm gia đình.

Thu hút được các khách hàng mục tiêu.

Chiến lược Marketing này, vừa có sự thú vị, lợi ích của nó nhưng nó cũng là thách thức cho marketer về khả năng thu hút, lôi kéo các khách hàng mục tiêu.

Những mẩu chuyện sẽ cần được chăm chút cũng như đầu tư bối cảnh, cách xây dựng để gây sự chú ý, đặc biệt là không thể không quên phần kết luôn luôn dẫn đến cái kết có hậu.

Kết có hậu và hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc tạo niềm tin của người tiêu dùng, tựa như việc nhãn hàng cam kết sẽ dành cho người tiêu dùng những phần thưởng xứng đáng, sẵn sàng giúp họ đạt được những ước mơ, những mục tiêu của cuộc đời nếu họ tin vào giá trị của thương hiệu.

Thách thức lớn cho các marketer.

Điều khó khăn nhất ở chiến dịch Marketing này nằm ở chi phí thực hiện.

Để có thể làm ra được những câu chuyện hay ta cần phải có một đội ngũ hoặc một chuyên gia lên ý tưởng chuyên nghiệp, còn về bối cảnh muốn đẹp phải đầu tư nhiều thì mới có thể có được những thước phim, những cảnh quay chất lượng được.

Ngoài ra cũng không quên nhờ đến các phương tiện truyền thông để PR, trình chiếu lên để cho những câu chuyện, được đưa đến khắp nơi, kết nối với cảm xúc của người xem và khán giả cũng nhớ lâu, không quên cốt chuyện.

Đặc biệt là chiến lược Marketing cũng nên cũng cần phù hợp với văn hoá, thị yếu của người dân nữa. Một câu chuyện có thể thành công ở nơi này nhưng chưa chắc đã phù hợp với nền văn hóa ở nơi khác. Do đó, các marketer cần có sự tinh tế khi lựa chọn cốt truyện và hình mẫu nhân vật cho mỗi chiến dịch storytelling.

Thay cho lời kết.

Đây quả thực là một chiến lược Marketing vừa thú vị mà sáng tạo. Từ hiệu quả của nó đến những cái chúng ta thu được từ chiến dịch chính là tình cảm, sự yêu mến, sự tin tưởng của khách hàng đến thương hiệu.

Nhưng không phải cái gì cũng là một con đường thẳng, chỉ cần đi là đến đích. Chiến lược sẽ chỉ thành công phụ thuộc vào những gì bạn đầu tư, chăm chút vào câu chuyện bạn đang gửi gắm đến khán giả. Bạn càng chăm chút, tinh tế từng chi tiết thì ắt hẳn thương hiệu của bạn sớm sẽ được đứng trên những ví trị xứng đáng trên thị trường trong nước.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận