Những chiến lược Marketing kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng

0:17 17/07/2018

Với sự tính toàn kỹ lưỡng, bắt được tâm lý khách hàng, các chuyên gia Marketing đã xây nên cả một ma trận chiến lược khiến khách hàng khi rơi vào chỉ còn cách rút ví không ngừng nghỉ để mua sắm mà thôi!

Chiến lược combo

Bạn đã bao giờ đi siêu thị và gặp tình huống mua một lọ dầu gội giá 70.000, một lọ dầu xả giá 50.000, nhưng khi mua cả hai sản phẩm thì chỉ có 100.000? Đó không đơn thuần chỉ là một sự khuyến mãi nhằm mang lại lợi ích của khách hàng, mà với các chuyên gia Marketing, đây là cách tuyệt vời để tăng doanh số của cả hai sản phẩm.

Phương pháp này rất thường được sử dụng nhằm kích cầu mua sắm của khách hàng. Vào các dịp lễ tết, chiến lược combo càng được doanh nghiệp tin dùng để tăng doanh thu và kích thích nhu cầu mua sắm của mọi người.

Chiến lược “tặng thêm”

Bạn đi vào siêu thị, sau khi mua 500.000 đồng tiền hàng liền được thu ngân thông báo: bạn đã đạt hạn mức khuyến mại, nên sẽ được mua thêm 1 sản phẩm với giá chỉ còn 50%. Bạn sẽ mua chưa? Theo các chuyên gia Marketing, 80% khách hàng sẽ gật đầu đồng ý.

Việc này khiến khách hàng có cảm giác mình đang được mua “hời”, và phần giá trị tặng thêm kia là một món quà béo bở. Trong lúc đã hoàn thành việc thanh toán món hàng đầu, con người dễ bị dụ dỗ, lôi kéo mua những món hàng tiếp theo. Rõ nét nhất là việc hãng gà rán KFC đã bán thêm được hàng triệu cốc Pepsi mỗi năm chỉ với một câu hỏi của nhân viên bán hàng: “Giá cốc Pepsi nhỏ là 10.000 đồng, quý khách có muốn bỏ thêm 5.000 đồng nữa để đổi sang cốc to gấp đôi không?”.

Chiến lược giá lẻ

“TV 55 inches khuyến mại siêu rẻ, chỉ còn 9.999.000 đồng” – đó là câu chúng ta thường xuyên được nghe mỗi khi bước vào các trung tâm mua sắm. Bạn có bao giờ hỏi tại sao lại là 9.999.000 đồng chứ không phải 10.000.000 đồng, trong khi chúng chỉ hơn kém 1.000 đồng?

Theo sự phân tích của các chuyên gia Marketing, dù chỉ chênh nhau 1.000 đồng nhưng cảm giác mà 9.999.000 đồng và 10.000.000 đồng mang lại hoàn toàn khác nhau. Một bên chỉ là “vài triệu đồng”, một bên là “hàng chục triệu đồng”, và khách hàng thường sẽ dễ chấp nhận một món đồ nghe-có-vẻ-rẻ-hơn, cảm giác như mình đang mua được một món đồ chất lượng nhưng không quá đắt. Đó chính là nguyên nhân các doanh nghiệp luôn muốn giá sản phẩm của mình nghe thật lẻ.

Tags:

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

Bình Luận