Rất nhiều nhà hàng có tuổi thọ ngắn ngủi, không thể duy trì buộc phải đóng cửa sau gần 3 năm hoạt động. Số lượng nhà hàng phá sản lên đến 80%. Cùng tìm hiểu một số lý do dẫn đến việc kinh doanh thất bại của các nhà hàng.
- Ý tưởng kinh doanh không khả thi
Khi bạn bắt đầu kinh doanh nhà hàng, điều đầu tiên cần quan tâm là ý tưởng độc đáo và có tính khả thi hay không. Những phản hồi của khách hàng chính là tính khả thi của ý tưởng. Nếu họ bị thu hút, khen ngợi nhà hàng thì bạn đã thành công một nửa. Ngược lại, nếu quá nửa khách hàng không hứng thú, có lẽ bạn cần xem xét lại ý tưởng kinh doanh của mình.
2. Định vị sai nhu cầu của thực khách
Bạn có một ý tưởng tốt nhưng lại định vị sai nhu cầu của khách hàng thì quả là điều đáng tiếc. Những điều mà bạn thích chưa hẳn khách hàng muốn. Nhiều chủ đầu tư, quản lý nhà hàng thường tự lên thực đơn nhà hàng theo cảm tính, phỏng đoán mà không căn cứ vào điều tra thị hiếu thực tế.
Để có thể tồn tại và phát triển, nhà hàng bạn cần cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thực khách và giải quyết được những vấn đề của họ.
3. Chọn sai địa điểm kinh doanh
- Tận dụng luôn mặt bằng của gia đình để kinh doanh mà không có tính toán
- Ham thuê nhà giá rẻ để tiết kiệm chi phí
- Không khảo sát các điều kiện về giao thông, văn hóa … xung quanh khu vực thuê mặt bằng
Trên đây chỉ là những sai lầm cơ bản mà hầu như chủ kinh doanh mới nào cũng vấp phải. Việc phân tích địa điểm kinh doanh là yêu cầu rất quan trọng khi bạn có ý định kinh doanh nhà hàng. Bạn phải ước tính được lưu lượng người qua lại khu vực đó là bao nhiêu? Đặc thù giao thông khu vực bạn ở như thế nào?
4. Tư duy kinh doanh lỗi thời
Lối tư duy bảo thủ trong kinh doanh nhà hàng hay gặp ở những chủ đầu tư tay ngang, tự tin với kinh nghiệm và vốn sống của bản thân sẽ điều hành một nhà hàng “dễ như trở bàn tay”. Đây là những người có kiến thức về kinh doanh nhưng chưa hiểu rõ ngành kinh doanh nhà hàng nói riêng. Và họ luôn nghĩ rằng kinh doanh nhà hàng hay kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng cũng chẳng có gì khác nhau cả.
5. Kiểm soát thất thoát
Quá trình kiểm soát chi phí này rất phức tạp và xảy ra nhiều sai sót nhất. Một số chủ nhà hàng thường giao phần việc này cho quản lý nhà hàng mà bỏ qua quyền kiểm soát của mình. Nhân viên khi không được giám sát kĩ sẽ dễ nảy sinh lòng tham, việc bòn rút nguyên liệu là hoàn toàn có thể xảy ra. Cũng lưu ý rằng bạn nên để quản lý nhà hàng, trưởng bộ phận và kế toán cùng thực hiện việc này nhưng tiến hành độc lập. Từ đó bạn có thể so sánh kết quả báo cáo từ các nguồn để đối chứng.