Landing page (trang đích) là một trang web đơn mà cá nhân hoặc doanh nghiệp tạo ra nhằm mục đích tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi, thuyết phục khách hàng truy cập đến một mục tiêu trọng tâm mà chiến dịch Marketing hướng đến.
Dưới đây là những yếu tố giúp bạn xây dựng một Landing Page đẹp và mang tính chuyên nghiệp.
- Tiêu đề mang tính thuyết phục
Thực tế chỉ ra rằng số lần hiển thị đầu tiên của trang web có thể được đánh giá chỉ trong thời gian rất ngắn: 0.05 giây. Do đó, tiêu đề của bạn phải thu hút được sự chú ý của khách truy cập ngay lập tức, giữ họ ở lại trang web càng lâu càng tốt. Vậy tiêu đề của bạn để trở nên hấp dẫn và hiệu quả, cần những gì?
- Quảng cáo: dù sử dụng hình thức nào thì tiêu đề và quảng cáo cần mang tới thông điệp.
- Rõ ràng: đi thẳng tới vấn đề mà bạn muốn đề cập
- Giới thiệu giá trị lợi ích mà khách hàng sẽ nhận: tiêu đề phải luôn hướng đến lợi ích, làm nổi bật UVP (Unique Value Promotion) của sản phẩm/ dịch vụ.
- Đặt mình vào vị trí khách hàng: hầu hết khách hàng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc, vì vậy hãy đồng cảm với vấn đề của họ ngay từ ban đầu.
- Thu hút sự chú ý của khách hàng: hãy đặt tiêu đề ở vị trí nổi bật và có kích cỡ lớn nhất trên trang.
2. Nội dung hiệu quả
Nội dung trên Landing Page phải đi thẳng đến vấn đề chính mà bạn muốn đề cập. Đừng diễn giải quá dài dòng mà hãy nhấn mạnh vào điều mà khách hàng đang gặp và cho họ thấy tính ưu việt của sản phẩm.
Nội dung hiệu quả cần đảm bảo những điều sau:
- Trình bày rõ ràng: làm nổi bật thông tin quan trọng với dạng list, tiêu đề phụ, gạch đầu dòng, phông chữ đậm … để khách truy cập có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm.
- Tập trung vào lợi ích mà khách hàng có thể nhận: hãy cung cấp những lợi ích của các tính năng sản phẩm. Khách hàng sẽ bị thu hút hơn bởi họ biết sản phẩm, hình dịch vụ của bạn có giải quyết được vấn đề của họ hay không.
- Lấy khách hàng làm trung tâm: hãy tạo thiện cảm nhanh bằng cách như thể bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ.
- Đơn giản, dễ đọc.
3. Biểu mẫu được tối ưu hóa
Biểu mẫu đặt trên Landing Page chính là công cụ để bạn thu thập thông tin khách hàng, xây dựng data khách hàng tiềm năng, cho phép bạn giữ liên lạc, xây dựng mối quan hệ tin cậy và sau đó bán cho họ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
4. Nút Call To Action (CTA) nổi bật
Không phải ai cũng biết nút CTA là thành phần rất quan trọng trong cấu trúc của Landing Page vì chúng là bước cuối cùng thuyết phục khách hàng tiềm năng của bạn thực hiện hành động tương ứng. Bạn có thể sử dụng một hay nhiều nút CTA trên Landing page tùy thuộc vào mục tiêu của bạn đối với khách hàng.
5. Chỉ số tin cậy cao
Mấu chốt ở đây là có những khách hàng bị thuyết phục bởi lợi ích mà bạn đưa ra nhưng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng. Vì vậy việc đưa ra những chỉ số tin cậy là rất quan trọng để thúc đẩy họ đến nút Call to Action.
- Số liệu thống kê: đưa những con số cụ thể về tình hình của doanh nghiệp hay số lượng khách hàng đã giao dịch thành công vào tiêu đề chính, tiêu đề phụ hoặc nội dung.
- Phản hồi từ khách hàng: Chia sẻ phản hồi tích cực từ các khách hàng cũ hoặc hiện tại là bằng chứng thuyết phục nhất đối với những khách hàng mới.
- Được công nhận từ chính quyền: bao gồm logo của khách hàng, giải thưởng từ các trang web khác và hơn thế nữa.
- Chính sách bảo mật: vị trí tốt nhất mà khách hàng có thể nhìn thấy được là bên dưới biểu mẫu hoặc cuối của trang.
6. Yếu tố thị giác
Không thể phủ nhận được vai trò của các yếu tố thị giác bao gồm hình ảnh, đồ họa, biểu tượng, logo … trên Landing page. Chúng có thể thu hút hoặc khiến cho khách truy cập rời đi tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố này.