Xuất phát từ Hà Nội lúc 10h 30’ ngày 6/8/2011, 17 thành viên của đoàn phượt FPT Mạng cá cược bóng đá thẳng tiến về Tam Đảo. Chạy xe khoảng 2 tiếng là đến cầu Chân Suối, bắt đầu một con đường dài 11km với độ dốc liên tục. Đây là một trong những đoạn đường đèo ưa thích của dân phượt Việt Nam bởi sự mạo hiểm và cảnh đẹp của nó. Cung đường nhỏ, khúc khuỷu, một bên là vực sâu và một bên là đèo cao. Đường chỉ phù hợp với xe số trên 100cc, chạy chủ yếu số 2. Bạn luôn phải tập trung bởi các góc cua gấp, dốc và khuất tầm nhìn. Luôn phải chú ý gương cầu ở những khúc cua. Đối với ai chưa nhìn quen gương cầu tốt nhất chạy ở tốc độ thấp, cua tròn vành và tuyệt đối không được lấn sang làn đường trái. Trên đường đi có nhiều đoạn có khung cảnh nhìn xuống rộng và phóng khoáng, cũng như có nhiều hoa cỏ và sinh vật đẹp, có thể nghỉ chân chụp ảnh.
Lên đến đỉnh Tam Đảo, trời mát, từng đám mây hơi nước li ti sà xuống phố. Bạn có thể cảm nhận được sự dễ chịu khi những đám mây đó ùa qua người. Nhắc đến Tam Đảo chắc nhiều người chỉ nghĩ đến một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng và mát mẻ, có thịt thú rừng và những ngọn su su. Ít người biết đến Tam Đảo với những cung đường trekking (đi bộ khám phá) cực kỳ tuyệt vời. Mục tiêu của chuyến đi là khám phá một trong số các cung đường ấy: Tam Đảo 2 và đỉnh Rùng Rình.
Ở Tam Đảo, bạn chỉ cần nói chuyện với người lái xe ôm hoặc cô bán hàng bất kỳ là có thể tìm đuợc chỗ gửi xe máy qua đêm. Lưu ý đã dự định đi trekking thì nên chọn chỗ gửi xe gần chỗ bắt đầu cung đường mình đi, vì xe ôm và taxi ở Tam Đảo khá đắt và khó kiếm. Khi gửi xe có thể hỏi mượn chủ nhà một số dụng cụ cần thiết như dao rựa, muối…. Cũng không nên hỏi kinh nghiệm người địa phương về việc cắm trại trong rừng, bởi họ đa số có chỗ nghỉ cho thuê, cho nên lời khuyên của họ không mấy khách quan. Các đồ ăn thức uống nên mua ở dưới xuôi mang lên vì ở trên này giá khá đắt đỏ.
Khoảng 16h, đoàn chúng tôi bắt đầu tiến vào cung đường sang Tam Đảo 2. Mọi người đi bộ khá mệt, nhưng ai cũng hào hứng. Cảnh mây vờn những phiến đá sừng sững bên đường thật đẹp và liêu trai. Đi bộ khoảng gần 1 cây số sẽ đến một bãi đất khá trống trải, bên cạnh một khe nước. Khung cảnh thật đẹp nhìn sang đỉnh Phù Nghĩa cao sừng sững. Cũng do trời sắp tối, chúng tôi quyết định hạ trại ở đây.
Khí hậu Tam Đảo một ngày trải qua 4 mùa, Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nắng vàng mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu và buổi tối là lạnh giá của mùa đông. Những chiếc túi ngủ và lều chúng tôi mang theo đặc biệt phát huy giá trị về đêm. Lưu ý đi rừng thì nên đi vào thời điểm tháng 9 đến tháng 11, trời hanh khô, ít muỗi vắt. Do chưa có kinh nghiệm, chúng tôi đi vào ngày Ngâu 7/7 âm lịch. Nhưng quả là “ở hiền gặp lành”, chúng tôi may mắn không bị một giọt mưa nào khi trong rừng. Hoàng hôn từ trên cao cùng cảnh sắc hùng vĩ xung quanh đẹp đến nao lòng. Chúng tôi nhóm lửa nấu ăn tối. Bữa tối gồm gà nướng, bánh mỳ, đồ hộp, rượu bên cạnh khe nước róc rách chảy, dưới bầu trời đầy sao cùng mảnh trăng khuyết lấp ló đầu rừng. Đêm 7/7 (ngày nàng Chức Nữ gặp chàng Ngưu Lang) cũng là đêm chiêm ngưỡng dải ngân hà đẹp nhất và thi vị nhất trong năm. Bên ánh lửa bập bùng, những bài hát do chính anh KhanhBQ sáng tác cất lên khiến cho tâm hồn mọi người như lắng xuống: “Thật tuyệt vời ngày hôm nay ngồi đây, anh em ta được biết nhau. Cùng chuyện trò cùng trao nhau niềm vui, trao nhau bao điều thân ái. Hứa sát cánh bên nhau, quên đi bao nỗi sầu …. Cho dù tương lai đầy gian khó ..”.
Buổi sáng thức dậy trời lạnh, những cốc café hòa tan cùng nước suối đun sôi giữa rừng thật giá trị, có cảm giác ngon hơn bất cứ cốc café nào đã từng được uống trước đó. Sau bữa ăn sáng với mỳ tôm xúc xích, cả đoàn nhổ trại để tiếp tục cuộc hành trình: đỉnh Rùng Rình.
Đi tản bộ khoảng 2 cây số sẽ đi hết con đường to, từ đây bạn có thể rẽ phải đi qua lõi rừng để đi đến khu sinh thái đang xây dựng dở. Đây là tuyến trekking vừa phải, phù hợp với đoàn đi đông và có phụ nữ. Nếu rẽ trái thì có 1 lối rất nhỏ lên Rùng Rình, đường lên núi khá ẩm và trơn do trời mới mưa từ sáng hôm trước. Với đoàn leo núi toàn dân văn phòng và có phụ nữ đi cùng, việc có người nghỉ lại là hết sức bình thường. Rất nhiều người leo hết đỉnh chặng 2 rồi quay lại khám phá những điều khác. Chỉ có một nhóm quyết tâm leo đến đỉnh cao nhất: Đỉnh Phù Nghĩa, hay còn gọi là đỉnh Rùng Rình.
Đường lên càng ngày càng khó khăn. Đường mòn càng mờ dần vì ít người đi lại. Có những đoạn đá dựng đứng và đường trơn, chỉ có rễ cây làm thang. Đi được một đoạn cả đoàn phát hiện ra người cầm nước và sữa đã dừng lại ở chặng 2. Như vậy là thiếu nước, điểm lại thì chỉ còn 02 chai Lavie gần hết và ½ lít nước suối chưa đun. Mồ hôi đổ ra như tắm. Mọi người vẫn quyết tâm chinh phục đỉnh núi cao nhất. Đường đi khúc khuỷu, khi ra mép vực, khi vách núi, nhiều lần chân chùn dừng lại muốn thôi. Nhưng cái máu liều của người FPT không cho phép chúng tôi bỏ cuộc lưng chừng. Nước hết dần và càng ngày càng phải tiết kiệm. Nhiều lần thiên đường ảo xuất hiện để rồi hụt hẫng vì phía trước vẫn là những con dốc cheo leo. Xuyên qua lớp mây mù, cuối cùng chúng tôi cũng lên được đỉnh cao nhất. Cảm giác chiến thắng thật tuyệt vời và dường như cái mệt tan biến hết. Tất cả cùng giúp đỡ nhau vượt qua những gian khó và sức ỳ của chính bản thân mình. Hình ảnh cả những con người khát khô cổ chia nhau những hớp nước cuối cùng thật đẹp và nhiều cảm xúc!
Từ đỉnh cao nhất có có 2 lối xuống, một lối quay trở lại chỗ cũ, một lối xuống khác sẽ đưa bạn đến tận hồ Núi Cốc- Thái Nguyên, cũng là một thắng cảnh kỳ thú. Vì có đoàn đợi ở phía Tam Đảo, chúng tôi quay lại lối cũ. Đi xuống cũng là thử thách, do chưa có kinh nghiệm, mọi người dùng “phanh chân”, có nghĩa là dùng chân để ghìm lại. Đi vậy rất mất sức và dễ chồn chân. Cuối cùng chúng tôi sáng tác kiểu xuống “buông thả”, tức là lao người xuống, thả lỏng chân, được dăm ba bước thì dùng “phanh tay”, tức dùng tay bám vào cây bên đường ghìm tốc độ, quả thật điều này thật hiệu quả và đỡ tốn sức cũng như thời gian rất nhiều.
Sau bữa trưa trong rừng, cả đoàn trở về trong tiếc nuối. Những miếng thịt trâu đặc sản của vùng đất Xuân Hòa- quê anh HaiLT- là một cái kết đẹp cho một chuyến đi đầy cảm xúc. Mọi người đều hồ hởi và bắt đầu nghĩ về những chuyến đi lần sau. Với cá nhân tôi, trải nghiệm hòa mình cùng thiên nhiên giữa khung cảnh rộng lớn của núi rừng Tam Đảo thật sâu lắng và đáng nhớ.
PhátBV – FPT Mạng cá cược bóng đá
Cái này nhà trường không khuyến khích đi.
Thực ra thì từ hồi học cấp 3 lớp mình cứ 28 thằng con trai đi suốt 🙂
Đấy, cán bộ đi xe máy thì được, sv tổ chức đi xe máy thì ngăn cản 🙁
Cán bộ phải tự chịu trách nhiệm về bản thân mà 🙂
Bỏ Hà Nội tiện nghi đi trekking rừng núi thì không thể gọi là ăn chơi được, vì khá mệt và đôi lúc nguy hiểm. Nói chung không thích hợp tổ chức đại trà cho toàn bộ sinh viên. Những em nào thích đi có thể kêu gọi tổ chức, mình sẵn sàng tư vấn cho cách thức đi lại, công tác chuẩn bị, lều trại…
các cán bộ đi chưa có kinh nghiệm chứ … với dân phượt lên tam đảo chỉ là nhỏ thôi 😀
Có cán bộ nào cuối năm muốn chinh phục Fan chặng khó thì đăng ký với hội phượt Bàn Chân việt nhé 🙂
Các cán bộ đi ăn đi chơi không bao giờ thấy mặt sinh viên… :@