Trương Gia Bình và câu chuyện kể từ tâm sóng thần Nhật Bản

9:17 20/03/2011

Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT – Trương Gia Bình trên tay nặng trĩu những thùng mỳ tôm và trà xanh băng băng bước trên đường phố Nhật Bản trong cơn dư chấn động đất vẫn còn rơi rớt lại nơi đất nước mặt trời mọc để cứu trợ.

Chủ tịch HĐQT FPT - Trương Gia Bình trên đường cứu trợ tại Nhật Bản. Ảnh - Chungta.vn

Đó là hình ảnh xúc động nhất của chuyến “chia lửa” với nước Nhật của Ban lãnh đạo FPT do anh Trương Gia Bình làm trưởng đoàn.

Trong mạch cảm xúc vừa trở về vào ngày 18/03/2011 sau chuyến đi Nhật Bản , Anh Bình đã kể lại những câu chuyện từ tâm sóng thần.

Nước Nhật 7 ngày sau “cơn thịnh nộ” của thiên nhiên

Theo thống kê chưa đầy đủ, trận động đất và sóng thần 11/3/2011 đã cướp đi sinh mạng của hơn 3 nghìn người Nhật, hơn 7 nghìn người mất tích.

Ở sân bay Nhật, hầu như không ai đeo khẩu trang. Mọi người không hề có tình trạng hoặc biểu hiện gì căng thẳng cả. Có một số người Nhật đeo khẩu trang ra đường, theo tôi tìm hiểu không phải để đề phòng phóng xạ, mà họ bị dị ứng với phấn hoa.

Ở Tokyo, điện cắt luôn phiên, mọi người vẫn đến công sở làm việc, hệ thống Internet vẫn hoạt động tốt. Vẫn có những dư chấn của trận động đất, thỉnh thoảng trong thang máy điện tắt phụt hoặc có thông báo động đất. Tòa nhà lắc lư như con lật đật, mọi người trật tự ra ngoài đứng, hết dư trấn họ lại vào làm việc bình thường.

Tuyệt nhiên không có cảnh chen lấn hỗn loạn, không có biểu hiện nào của sự căng thẳng… Chẳng ai có thể tin vài ngày trước đây thôi Nhật Bản phải trải qua thời khắc đau thương nhất trong lịch sử.

Quyết sống chết với Nhật Bản

FPT hiện có hơn 130 nhân viên đang làm việc tại Nhật, khu vực Tokyo và Osaka. Công ty FPT Japan tại Nhật không thiệt hại gì về người và tài sản. Tuy nhiên, trong chuyến đi Nhật Bản lần này Ban lãnh đạo vẫn dự phòng ba phương án, trong đó tình huống xấu nhất là di tản nhân viên và vợ con sang Việt Nam.

Tôi đề nghị anh HiraKura – Nhân viên FPT tại Tokyo: Nếu tình huống xấu nhất chúng tôi sẽ đưa các bạn và vợ con sang Việt Nam tạm lánh nạn một thời gian.

Anh đáp: Chúng tôi sẽ ở lại với gia đình và người thân

Tôi thuyết phục: Các bạn làm sao cứu được người khác khi không tự cứu được mình?

Anh HiraKura chỉ ngồi im lặng

Ngầm trong sự im lặng đó là câu trả lời “tôi đã quyết tâm sống chết với Nhật Bản”.

Xếp hàng 5 km trong vùng phóng xạ mua đồ chơi cho trẻ mất mẹ

Với đối tác của FPT ở Tokyo, cán bộ thì không có thiệt hại về tính mạng, nhưng người thân của họ nhiều người mãi mãi không còn nữa.

Có một cán bộ mất đi người vợ yêu quý, con trai anh thì mất tích. Một ngày, hai ngày, anh chờ mãi vẫn không có tin tức gì của con. Đến ngày thứ 3, con anh liên lạc và chỉ nói ngắn gọn một câu: “Bố ơi, con vẫn sống, bố yên tâm nhé”. Đứa con duy nhất của anh vẫn ở lại Sendai xếp hàng 5 km để mua đồ chơi tặng cho các trẻ bị mất cha mẹ trong trận sóng thần.

Cảm tử quân

Đối tác của FPT – Hitachi thiệt hại nặng nề, tòa nhà Hitachi Limited vỡ hết kính sau trận động đất mạnh. Trong số 180 cảm tử quân được huy động đến Fukushima có 40 người là chuyên gia của Hitachi.

Họ quyết không bỏ lại người thân để đi lánh nạn, nhưng lại quyết bỏ người thân để xung phong đến một nơi mà sự sống chỉ như sợi chỉ mỏng manh. Bởi  với người Nhật, việc làm có ý nghĩa lớn nhất là đảm bảo sự an toàn, bình yên của cả cộng đồng…

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

7 bình luận trong “Trương Gia Bình và câu chuyện kể từ tâm sóng thần Nhật Bản

  1. giáo dục của người nhật : “Gạt bỏ lợi ích cá nhân để hướng tới sự thành công của một tập thể “

  2. Cho tới giờ phút này, đất nước Nhật Bản vẫn đang chìm trong những dư chấn và những đe dọa của hiểm họa hạt nhân. Nhưng điều quan trọng nhất mà thế giới chợt nhận ra là có một Nhật Bản thật kiên cường giữa tai biến, tang thương. Điều gì phía sau bí ẩn đó của xứ sở Phù tang?
    Chúng tôi mời bạn lắng nghe những câu chuyện từ trong lòng nước Nhật. Đầu tiên là chuyện của một cảnh sát gốc Việt đã sống ở đất nước này hơn 50 năm.

    Trong ngày hôm nay 17-3, nếu không đưa hết người ra khỏi khu vực này thì nguy quá. Anh Hà Minh Thành, một cảnh sát người Nhật gốc Việt, tỏ ra lo lắng cho số phận những tu nghiệp sinh VN được cho là vẫn còn quanh khu vực gần Nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 và thành phố Sendai.

    Nhật trong đại họa: Bài học từ 1 đứa trẻ, Tin tức trong ngày, Nhat ban, dai hoa, bai hoc, dua tre, hat nhan, tham hoa

    Xếp hàng chờ gọi điện báo tin cho người thân

    Anh Thành là cảnh sát tỉnh Saitama nhưng được điều động đặc biệt xuống hỗ trợ tỉnh Fukushima. Khu vực anh đang làm việc chỉ cách Nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 khoảng 25km.
    Vừa mới hết phiên trực xong. Mệt rã rời. Hôm nay tôi vừa tìm được một em nữa tên là Dương Thị Thanh Thảo, du học sinh VN tại tỉnh Fukushima, và gửi em lên đường di tản sang tỉnh khác với một gia đình người Nhật. Thảo đã rời khỏi khu vực phóng xạ nguy hiểm ở Fukushima.

    Sự cố nhà máy điện nguyên tử chắc đã bắt đầu vào mức độ nguy hiểm, hi vọng toàn bộ người VN còn sống sót ở vùng Fukushima và Sendai được sơ tán sớm trong ngày hôm nay. Các nước Indonesia, Singapore đã thuê trực thăng tư nhân từ Tokyo xuống đưa hết người của họ đi. Riêng Mỹ dùng luôn trực thăng quân sự bốc người ra tàu sân bay Hạm đội 7, như trường hợp kỹ sư Mỹ gốc Việt tên Toàn được cứu mà chúng tôi đã thông tin.

    Tôi đang cố gắng hết sức tìm hết số người còn lại. Theo thông tin cảnh sát có được, trong số người sống sót có báo cáo cho cảnh sát, không có tên của người Việt nào.

    Chính bản thân tôi không nghĩ rằng trận động đất này kinh hoàng đến như vậy. Toàn bộ đường lên Fukushima bị đóng cửa và hư hại nên chúng tôi được đưa đến thành phố Sendai, thủ phủ của tỉnh Miyagi, bằng trực thăng, rồi sau đó mới xuống Fukushima bằng đường bộ. Từ chỗ đáp trực thăng trên nóc sở cảnh sát tôi chỉ có thể nói là kinh hoàng, phải dùng đến từ “ngày tận thế của Nhật” mới diễn tả được.

    Thành phố Sendai kể như tan nát, ngoại trừ Đại học Tohoku do nằm trên núi nên không hư hại gì. Giao thông của thành phố hỗn loạn vì bị cắt điện, nhưng người Nhật ý thức nhường nhịn tốt nên chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra dù không có đèn tín hiệu giao thông và cảnh sát hướng dẫn.

    Ở Fukushima tình hình rất tồi tệ, người chết không đếm xuể. Cảnh sát phải trực 20 giờ/ngày. Lương thực và nước sạch gần như không đủ. Chính phủ đang lập cầu không vận để đưa thực phẩm lên cứu trợ vùng này. Hi vọng tình hình Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 không trở nên tồi tệ hơn.

    Việc cứu người rồi đưa về Tokyo bằng đường bộ rất khó khăn. Từ khu vực Fukushima và Sendai về Tokyo hiện nay chỉ có quốc lộ số 4 là thông suốt. Tuy nhiên, nếu lái xe đi thì hơi mạo hiểm vì hiện tại tình trạng kẹt xe rất lộn xộn, tốc độ di chuyển khoảng 3-4km/giờ. Với cự ly 260km thì xăng không đủ để chạy xe. Toàn bộ các cây xăng trong khu vực này đều đã đóng cửa do hết xăng hoặc không có điện để bán. Người ta vứt xe dọc đường rất nhiều do hết xăng.

    Nhà máy điện hạt nhân đã ở trong tình trạng nguy hiểm trầm trọng rồi. Cảnh sát chúng tôi từ sáng đến giờ được phát khẩu trang loại dày và áo nilông để bảo vệ. Chúng tôi đang công tác trong phạm vi 25km tính từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.

    Cậu bé và gói lương khô

    Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chắc chẳng còn thức ăn, tôi lại hỏi thăm.

    Cậu bé kể đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần xảy ra, cha của cậu làm việc gần đó chạy đến trường. Từ ban công lầu 3 của trường cậu nhìn thấy chiếc xe và người cha bị nước cuốn trôi. Chắc chắn ông đã chết rồi. Hỏi mẹ đâu, cậu bé nói nhà nằm ngay bờ biển, mẹ và em của mình chắc cũng không chạy kịp.

    Cậu quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến người thân. Nhìn thấy cậu bị lạnh, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài. Tôi nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

    Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó? Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

    Đến lúc này tôi phải vội quay mặt đi chỗ khác khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hi sinh.

    Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hi sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang ở vào những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hi sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

  3. Thế giới ngạc nhiên khi chứng kiến những nạn nhân dù mất nhà cửa, thiếu thốn đủ thứ vẫn yên lặng, kiên nhẫn, trật tự. Thế giới tự hỏi: Tại sao? Thảm họa xảy ra, tình trạng hôi của và vô luật pháp sẽ đi tới.
    Đó là dẫn chứng rõ ràng ở Haiti – một trong những nước nghèo đói nhất; Chile – quốc gia giàu nhất châu Mỹ Latin; New Zealand – đất nước châu Đại Dương được coi là rất văn minh; và không ít người Mỹ – nước giàu nhất thế giới – đã xấu hổ khi nhớ lại tình trạng hỗn loạn khi bão Katrina ập tới. Cướp bóc, la hét, tức giận, ầm ĩ, bạo loạn.

    Nước Nhật hoàn toàn khác.

    Tính cách quốc gia

    Kyung Lah – phóng viên kênh truyền hình CNN tại Tokyo – đã nhận định trong bài viết của mình: “Sau ba năm sống ở Nhật tính tới nay, tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu thấy người Nhật cư xử khác như vậy. Sau thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong 100 năm qua, lương thực, điện, nước, y tế đều thiếu. Những người may mắn sống sót thiếu tin tức về những người thân yêu đang mất tích.

    Họ vẫn trật tự xếp hàng, kiên nhẫn nhích từng bước, đợi trong nhiều giờ chỉ để nhận được vài chai nước, một phần nhỏ thức ăn.

    Nhật trong dư chấn: Kỉ luật giữa đổ nát, Tin tức trong ngày, Nhat ban, dong dat, song than, ki luat, im lang

    Những khẩu phần ăn được ưu tiên cho người già và trẻ em – Ảnh: Reuters

    Toàn bộ khu vực bị sóng thần ở phía bắc và các vùng lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng những kết cấu xã hội của Nhật Bản cho tới nay chưa bị phá vỡ. Tại các cửa hàng khắp thành phố, người ta vẫn xếp hàng dài đợi hàng cứu trợ.

    Ngay khi các cửa hàng biết tình hình khan hiếm hàng hóa, họ lập tức giới hạn số hàng bán ra cho từng người. Không ai phàn nàn, không ai dối trá.

    Các nỗ lực cứu hộ tập trung ở khu vực bị sóng thần tàn phá hay Nhà máy hạt nhân Fukushima. Với công tác nhân đạo, tự bản thân các nhóm tình nguyện viên hay các nhóm cộng đồng tự phát đã đứng ra tổ chức nơi trú ẩn và phân phát thức ăn.

    Tại khách sạn Monterey ở Sendai, hai đầu bếp đứng ở cửa khách sạn múc xúp nóng cho khách ăn sáng. Tất cả mọi người đi qua đều được mời ăn cùng. Với rất nhiều người, đó là bát xúp nóng đầu tiên của họ kể từ sau sóng thần.

    Nhưng điều đáng chú ý là tất cả chỉ lấy đúng một bát xúp ăn và đi. Họ không quay lại để lấy bát xúp thứ hai bởi còn rất nhiều người đói nữa.

    Trường cấp II Shichigo ở Sendai giờ là nơi trú ngụ của hàng trăm nạn nhân sóng thần. Trong phòng học ở lầu 3, các gia đình đã tự bố trí, sắp xếp vị trí của họ và để đồ đạc vào những thùng cáctông.

    Không gia đình nào có chỗ rộng hơn gia đình khác. Không để giày dép lên chăn mền để giữ vệ sinh. Thức ăn được chia đều nhất có thể, thậm chí có những người còn tình nguyện ăn uống ít đi để ai cũng có miếng vào bụng. Bọn trẻ, dĩ nhiên vẫn nô đùa, khóc lóc nhưng âm thanh rất nhỏ. Tất cả đều bình tĩnh.

    Nhật hoàng Akihito, trong bài nói chuyện với thần dân của mình, đã chỉ ra là cộng đồng thế giới thật sự ấn tượng với những nạn nhân Nhật Bản: “Những lãnh đạo thế giới nói công dân của họ rất ấn tượng trước sự điềm tĩnh của người Nhật, cách giúp đỡ lẫn nhau và cách tổ chức cuộc sống trong cơn nguy cấp”.

    Giáo sư Jeffrey Kingston, thuộc ĐH Temple (Mỹ) – người đã sống ở Nhật từ năm 1987 – viết trên New York Times, cho rằng ngay từ khi còn nhỏ người Nhật đã được dạy đặt lợi ích của tập thể lên trước.

    Những quan điểm đó có thể gây tranh cãi với văn hóa phương Tây vốn tôn vinh cá nhân, nhưng trong giờ phút nguy khó này, những ai phản bác tinh thần vì tập thể sẽ bắt đầu nghĩ lại. “Đó là tính cách của một quốc gia” – giáo sư nhận định.

    Kiểm soát khủng hoảng

    Nước Nhật đã bị thảm họa từ khi mới lập nước và đã quen với việc xử lý thảm họa. Những nạn nhân Nhật Bản cũng đau đớn như bất kỳ nạn nhân thảm họa nào khác, nhưng họ được dạy từ nhỏ, là cần phải nuốt nước mắt vào trong.

    “Chúng tôi được dạy thế giới này là của con người và chính con người đã làm thế giới chuyển động” – Miho “Mimi” Ujiie, chủ tịch sáng lập Phòng thương mại Utah châu Á, giải thích.

    Thật thà. Trung thành. Đối xử thân tình bằng hữu. Đó đều là một phần văn hóa Nhật. “Điều gì có thể đáng hơn là cho đi hơn cả bản thân cuộc đời mình” – bà Ujiie nói. Một số thành viên gia đình bà đang mất tích nhưng bà tin vào chính phủ. “Khi tôi nghe tin về trận động đất, ý nghĩ đầu tiên của tôi là họ đã chuẩn bị để đối phó với thảm họa này. Chắc chắn sẽ không có chuyện hôi của”.

    Văn hóa Nhật Bản có thể mô tả là văn hóa tập thể. Ở đó, mọi người được dạy phải giúp đỡ lẫn nhau. Ngay giữa thảm cảnh, Ujiie nói người ta sẵn sàng chết vì những người lạ. “Nhưng điều đó không có nghĩa họ không muốn sống. Họ ý thức giá trị cuộc sống, nhưng cùng lúc đó họ nghĩ tới người khác”.

    Người ta thường tin tưởng lẫn nhau. Đó là lý do các gia đình Nhật Bản không cảm thấy cần phải lợi dụng tình hình khó khăn hiện nay để mưu lợi riêng. Họ cũng tin chính phủ sẽ cứu họ. Các cơ quan thực thi pháp luật sẽ cứu họ. Ai đó sẽ tới. Văn hóa tôn giáo Thần đạo và đạo Phật, người Nhật chăm sóc lẫn nhau. Họ được dạy con người cùng tồn tại trong hòa bình. Cảnh sát thậm chí cũng không mang súng.

    Tỉ lệ tội phạm thấp tới mức, theo bà Ujiie, cảnh sát địa phương đến từng nhà để uống trà với người dân và hỏi chuyện họ. “Họ có sự sung sướng sang trọng đó vì người dân không phạm pháp”.

    Thực tế mỗi thị trấn đều có đồn cảnh sát, ở đó ai đi lạc đường có thể tìm đến, cảnh sát trực suốt cả tuần. Thay vì dùng súng, cảnh sát được huấn luyện võ thuật.

    “Stoic” – khắc kỷ – là cụm từ mà các phát thanh viên truyền hình sử dụng để mô tả tính cách người Nhật. Họ chấp nhận các hiện tượng tự nhiên với sự bình tĩnh, cư xử trật tự; coi đó là định mệnh và ai làm việc đó dù tình hình có như thế nào.

    Truyền hình và các hệ thống truyền thông vẫn hoạt động 24/24, đưa tin mọi ngõ ngách của sự kiện, các góc nhìn. Quốc hội Nhật vẫn nhóm họp, dịch vụ tàu nhanh chóng nối lại sau động đất. Binh lính Nhật lập tức thực hiện các sứ mệnh giải cứu với sự hỗ trợ của nhà chức trách các địa phương.

    Ngay cả những người làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng kiên quyết bám trụ để kiểm soát tình hình. Sự hiểu biết về thảm họa đã thành luật tại Nhật, với nhiều đợt diễn tập về các ứng xử trong các tình huống khẩn cấp như động đất và hỏa hoạn. Trẻ em được luyện tập cách bảo vệ mình trong thảm họa thiên tai.

    Kiểm soát khủng hoảng cũng là một chức năng trong hành vi văn hóa. Trong khi xây dựng các tòa nhà chống động đất, đảm bảo độ an toàn của các con đập và nhà máy điện hạt nhân là quan trọng, thì cách ứng xử trật tự của cộng đồng trong tình huống căng thẳng lại càng vô cùng quan trọng.

    Các nhà lãnh đạo trên thế giới sau khi nhận thấy những lợi ích to lớn từ cách người Nhật ứng xử trong khủng hoảng, bắt đầu nghĩ tới việc làm thế nào để người dân nước mình cũng được như người Nhật, dù chỉ một phần nhỏ.

    Những nhà hoạch định chính sách cần phải thiết kế các kế hoạch lâu dài để làm thế nào xây dựng được văn hóa quốc gia như thế.

  4. Khâm phục người nhật. Như vậy mà mọi người ko có tý gì hoảng loạn.sau đế chiến các bạn đã có 1 bộ mặt mới mà cả thế giới phải ngước nhìn. Bây h người nhật lại làm cả thế giới ngước nhìn các bạn.
    Saru mo komino wo

Bình Luận