Không tuyển vì sợ xáo trộn

14:20 26/05/2014

Kỳ tuyển nhân sự năm ấy có một nữ ứng viên xuất sắc. Với 3 năm kinh nghiệm làm việc trong một công ty quốc tế, cô dễ dàng vượt qua các cuộc thi chuyên môn, ngoại ngữ, IQ, GMAT. Đến vòng phỏng vấn, hầu hết các giám khảo đều có ấn tượng tốt vì sự tự tin, phong cách thoải mái mà lịch thiệp của cô. Cô nói rằng, công việc hiện tại của cô không tồi, nhưng cô thực sự bị hấp dẫn bởi văn hóa và những thách thức to lớn mà FPT, Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực CNTT và Viễn thông, đang hướng tới.

kỹ năng "Teamwork - Làm việc theo nhóm" luôn được Cao đẳng chú trọng đào tạo cho sinh viên.
Để có một tập thể xuất sắc không chỉ bởi tài năng của một vài cá nhân mà còn cần đến sự phối hợp ăn ý của mỗi thành viên trong nhóm, chính vì thế kỹ năng “Teamwork – Làm việc theo nhóm” luôn được Cao đẳng chú trọng đào tạo cho sinh viên.

Về mức lương, cô chỉ yêu cầu tương đương mức lương cô đang nhận tại công ty cũ. Tuy mức lương khá cao, nhưng mọi người trong Hội đồng tuyển dụng đều thấy hợp lý so với trình độ và kinh nghiệm của cô.

Mọi chuyển tưởng đã xong, nhưng không phải thế. Cô đã không trúng tuyển. Lý do rất tế nhị. Hình như có hai người học cùng lớp với cô thời đại học. Họ đang công tác ở bộ phận, mà cô định xin vào. Họ đã làm việc ở FPT ngay sau khi ra trường và họ đang nhận mức lương chỉ bằng 30% mức lương cô đề nghị.

Lời bàn:

Cho dù câu nói “mọi sự so sánh đều khập khiễng” là một chân lý, nhưng nó cũng chẳng thể cấm người ta so đo khi quyền lợi bị động chạm. Lời giải trong trường hợp này thực sự không dễ dàng.

Không chấp nhận mức lương cao, chúng ta không thể có được hiền tài. Nhưng chấp nhận là nảy sinh những mâu thuẫn mới.

Chỉ có hai hướng giải quyết những mâu thuẫn này và rất tiếc là cả hai đều không dùng được.

Một là tăng lương cho hai cán bộ cũ. Đây không phải là giải pháp tốt, vì sẽ có những cán bộ khác so đo đòi tăng lương theo. Chẳng lẽ, mỗi khi muốn có thêm một hiền tài, chúng ta phải đổi mới toàn bộ hệ thống lương cũ?

Hai là giữ nguyên lương của những cán bộ cũ. Vậy có công bằng không khi hai cán bộ cũ chưa chắc đã kém hơn và bản thân họ đã đóng góp cho FPT lâu hơn?

Sẽ không có lời giải nếu như trong chính sách nhân sự của chúng ta không tách biệt được đóng góp trong quá khứ, năng lực hiện tại và tiềm năng tương lai của cán bộ, cũng như chính sách lương thưởng không theo sát sự thay đổi của thị trường lao động.

Trách nhiệm của Ban Nhân sự Tập đoàn phải vượt qua thách thức này.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận