5 kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả giúp sĩ tử có một mùa thi như ý

8:59 16/07/2020

Ôn thi là khoảng thời gian để các sĩ tử có thể củng cố lại các kiến thức trước khi bước vào thời điểm gấp rút nhất của một kỳ thi. Đây là khoảng thời gian để bạn trang bị tốt cho mình những kiến thức cần thiết. Việc quản lý thời gian trong giai đoạn này là công việc vô cùng quan trọng, nó giúp bạn có thể kiểm soát được khối lượng kiến thức cũng như nắm bắt được tiến độ việc ôn tập của mình.

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng công việc, bài tập vẫn còn ngổn ngang nhưng lại không có thời gian để giải quyết hay cảm thấy thời gian mình dành cho một công việc quá nhiều nhưng tầm quan trọng của nó lại không quá lớn gây đến việc mất thời gian.

Dưới đây là 5 gợi ý giúp các sĩ tử có thể kiểm soát và quản lý thời gian của bản thân tốt hơn.

Đặt ra sự ưu tiên

  

Bước đầu tiên để có thể kiểm soát được thời gian của mình là bạn phải xác định được mục tiêu mà bạn muốn hướng tới, dựa vào mục tiêu đặt ra bạn sẽ phân bổ lượng thời gian phù hợp cho từng mục kiến thức cần phải học. Bạn nên sắp xếp lượng kiến thức của mình theo trình tự mức độ ưu tiên, xem xét lượng kiến thức nào là quan trọng, cần củng cố nhất trong thời điểm hiện tại, đồng thời cũng phải đặt ra một bảng biểu thời gian cụ thể mà bạn dành cho từng mục kiến thức. Sau khi xác định được rõ ràng về mục tiêu cũng như thứ tự ưu tiên, bạn sẽ sử dụng nó làm cơ sở cho việc lên kế hoạch học tập của mình.

Hạn chế sự gián đoạn

Một trong những nguyên nhân khiến bạn mất tập trung đó chính là sự gián đoạn trong quá trình học. Bạn nên tạo ra cho mình một môi trường học tập yên tĩnh, tránh những tác động bên ngoài, ngoài ra bạn cũng nên hạn chế sự can thiệp của các thiết bị điện tử – các yếu tố khiến bạn bị phân tâm: điện thoại di động, máy tính… Việc mất tập trung quá nhiều sẽ là ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả học tập của bạn. Hãy tạo cho mình kỷ luật bản thân để ngăn chặn tối đa những tác động bên ngoài.

Học cách nói không

Trong khoảng thời gian này, hãy tập cách nói “không” với những gì không liên quan hoặc không phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu của bạn, hãy tập trung vào những gì bạn cần phải làm trong thời gian tới, hạn chế những cuộc vui, hay những hoạt động mà nó không nằm trong vùng ưu tiên của bạn.

Ngưng chần chừ

Chúng ta đều có lý do cho sự trì hoãn của bản thân và hậu quả của điều này chính là việc bị trì trệ về kết quả học tập. Sự chần chừ làm cho quỹ thời gian phân bổ của bạn bị xáo trộn, mất cân bằng khiến bạn luôn có cảm giác thiếu thời gian để học tập. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu của mình, bạn cần lên kế hoạch và bắt tay vào hoạt động, bỏ qua những thứ gây xao nhãng, chú ý và quan tâm đến mục tiêu, cam kết của mình.

Thực tế với những mục tiêu có thể thực hiện

Việc đặt mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực để học tập, tuy nhiên hầu hết mọi người có xu hướng đánh giá bản thân cao hơn so với những gì có thể đạt được, việc này dễ gây nên trạng thái chán nản, mất tinh thần nếu như bạn không hoàn thành được mục tiêu. Vì vậy, hãy đưa ra một mục tiêu mà bạn thấy mình có thể hoàn thành được ở một thời gian cụ thể và trong thời gian học tập bạn có thể điều chỉnh mốc thời gian lên xuống phù hợp với bản thân.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận