Chắc hẳn bạn cũng biết rằng để nói lời từ chối bao giờ cũng khó hơn nói câu cảm ơn rất nhiều. Nhất là khi bạn phải từ chối một công việc mà bạn đã dành rất nhiều thời gian mới có được. Có rất nhiều vấn đề khách quan lẫn chủ quan khiến bạn phải từ chối công việc khi có nhà tuyển dụng đề nghị. Phải làm sao để có thể từ chối lời mời mà vẫn giữ được thiện cảm với nhà tuyển dụng? Dưới đây là một số cách từ chối lời mời công việc dành cho các bạn sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá
- Cân nhắc thật kỹ lưỡng
Trước khi gửi lời từ chối đến nhà tuyển dụng, bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về quyết định của mình. Vì trong thời điểm hiện nay, để có được một công việc ổn định quả thật không hề dễ dàng. Bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác mới có thể có được lời mời làm việc của nhà tuyển dụng. Hãy chắc chắn sau khi từ chối rồi, bạn sẽ không hối hận
- Trả lời càng sớm càng tốt
Ai cũng muốn mình được phép cân đo đong đếm để có được một sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên việc bạn cố kéo dài thời gian trả lời sẽ làm mất rất nhiều thời gian cho nhà tuyển dụng và cũng như rất bất công với những người cùng ứng tuyển vào vị trí giống như bạn. Thời gian hợp lý nhất để trả lời lời mời làm việc này là trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thư của nhà tuyển dụng. Có hai hình thức để trả lời cho nhà tuyển dụng đó là thông qua điện thoại hoặc gửi email. Dù dùng cách nào thì bạn cũng phải thông báo cho nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt
3. Đối với công ty yêu thích
Việc từ chối công việc ở một công ty mà bản thân yêu thích hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Có thể bạn gặp phải tình huống như không sắp xếp được thời gian nhận việc theo yêu cầu của công ty, việc gia đình đột xuất hoặc nhà tuyển dụng đề nghị vào vị trí mà bạn không mong muốn… nên bạn đành phải từ chối công việc.
Hãy thẳng thắn nói với nhà tuyển dụng về vấn đề mà bạn đang gặp phải. Nếu có thể, bạn đừng viết email gửi mà hãy gọi điện thoại để nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng. Bạn nên cho họ biết rằng bạn thực sự yêu thích công ty nhưng không thể nhận việc ngay và bạn nhất định sẽ hợp tác nếu có cơ hội lần nữa.
4. Đối với công ty bạn không muốn làm việc
Nếu sau quá trình tham gia phỏng vấn, bạn nhận thấy bản thân khó hòa nhập vào văn hóa của công ty nên khi nhận được lời mời làm việc, bạn lại muốn từ chối công việc đó.
Bạn hãy nói rằng bạn thật sự yêu thích công việc như vì nhận thấy tính cách không phù hợp với môi trường và văn hóa công ty nên xin được từ chối, không muốn gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty. Và bạn cũng nhớ đánh giá cao sự kỳ vọng và cơ hội mà nhà tuyển dụng đã trao cho bạn, nói lời cảm ơn trước khi nhấn gửi thư từ chối.
Từ chối lời mời việc làm có thể là một quyết định khó khăn, nhất là trong thị trường tìm việc đầy cạnh tranh như hiện nay. Nhưng cũng đừng vì thế mà ngại từ chối khi công việc đó không phù hợp với bạn. Dù không có cơ hội hợp tác, hy vọng bạn sẽ vẫn để lại cho doanh nghiệp một ấn tượng sâu sắc thông qua cách ứng xử thông minh và khéo léo của mình. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân để nếu không làm việc cùng với nhau ở hiện tại thì vẫn có thể hợp tác trong tương lai.