Lập trình viên muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì cần những kỹ năng chuyên môn nào? Làm thế nào để vượt qua đối thủ và trở thành ứng cử viên sáng giá? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung và nghề lập trình viên nói riêng, luôn nằm trong Top các ngành cực kỳ khan hiếm nhân lực trong thời đại công nghệ số không ngừng phát triển hiện nay. Theo thống kê hàng năm, đây là ngành có “cung” luôn không đủ “cầu” bởi các doanh nghiệp tìm kiếm và tuyển dụng những lập trình viên thực sự đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn cũng như kiến thức công nghệ mới. Điều đó cho thấy để có thể chinh phục các nhà tuyển dụng, một lập trình viên phải chứng minh được sự phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Bài viết này sẽ giải mãi các yếu tố này nhằm giúp các bạn định hướng phát triển nghề nghiệp lập trình viên nâng cao tỷ lệ được tuyển dụng.
Công việc của một lập trình viên
Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những bảng mô tả công việc khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số công việc đặc trưng và phổ biến của một lập trình viên mà bạn nên biết để tự đánh giá khả năng và mục tiêu nghề nghiệp của chính mình.
- Viết code được thiết kế, trình bày một cách hiệu quả và áp dụng các phần mềm coding hiện đại.
- Tạo bố cục trang Web, giao diện người dùng bằng cách sử dụng mã HTML và CSS chuẩn.
- Tích hợp dữ liệu từ các dịch vụ và cơ sở dữ liệu back-end khác nhau.
- Thu nhập, điều chỉnh các thông số kỹ thuật và yêu cầu dựa trên nhu cầu kỹ thuật của công ty.
- Tạo lập và duy trì tài liệu phần mềm.
- Duy trì, mở rộng và nhân rộng trang Web cho doanh nghiệp.
- Hợp tác với các nhà thiết kế Web để thực hiện công việc phù hợp với ý định thiết kế trực quan.
- Thường xuyên cập nhật các xu hướng về công nghệ, ngành và lĩnh vực hoạt động.
Dựa trên đặc thù của công việc, ngành Lập trình cũng đòi hỏi những chuyên môn, kỹ năng làm việc nhất định mà các bạn trẻ cần phải nắm rõ để rèn luyện nó ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tư duy áp dụng kỹ thuật
Một lập trình viên giỏi không chỉ cần thành thạo kỹ năng chuyên môn mà nhà tuyển dụng yêu cầu, còn phải có lối suy nghĩ mở, tư duy linh hoạt khi ứng dụng các ngôn ngữ lập trình vào công việc. Ví dụ dựa trên nền tảng công nghệ doanh nghiệp sử dụng, lập trình viên cần đưa ra sự phân tích, đánh giá ngôn ngữ lập trình phù hợp để phát triển.
Thái độ “sẵn sàng” học cái mới
Công nghệ phát triển không ngừng, những kỹ năng và khả năng mà một lập trình viên có trước đó có thể sẽ bị lỗi thời nếu không biết cập nhật thường xuyên. Lập trình viên cần biết những kỹ thuật công nghệ mới và theo dõi các xu hướng mới, luôn sẵn sàng tham gia vào bất kỳ cơ hội học hỏi và nâng cao.
Kỹ năng gỡ lỗi và giải quyết vấn đề
Viết code chỉ là một phần của công việc của một lập trình. Khi phần mềm không hoạt động như mong đợi. Một lập trình viên sẽ phải tìm ra gốc rễ của vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Thay vì phải mất hàng giờ để thực hiện những thay đổi. Nghiên cứu cẩn thận mã code của mình. Đồng thời nghiên cứu các vấn đề có thể xảy ra và đưa ra phương pháp giải quyết.
Khả năng làm việc dưới áp lực cao
Khối lượng công việc của ngành là rất lớn đồng nghĩa với việc áp lực cũng rất cao đòi hỏi các ứng cử viên lập trình lý tưởng sẽ có thể xử lý ngay cả những tình huống căng thẳng nhất một cách bình tĩnh và luôn giữ được tinh thần tốt trong công việc.
Kỹ năng trình bày và hợp tác làm việc nhóm
Các lập trình viên thường xuyên phải tương tác, làm việc với các nhà quản lý cũng như đồng nghiệp, và khách hàng. Do đó khả năng làm việc tốt với người khác là cần có. Ngoài ra, các lập trình viên cũng phải phối hợp với các phòng ban khác để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành Lập trình để có thể tự đánh giá bản thân và trau dồi thêm những kỹ năng mới đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.