Áp dụng biểu tượng sửa lỗi là gì? Liệu phương pháp này có giúp sinh viên cải thiện những lỗi sai của mình trong tiếng Anh? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Theo Crystal (2003), Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quốc tế có hơn 1.500 triệu người nói khắp nơi. Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng như hiện nay thì tiếng Anh càng trở thành một trong những môn học quan trọng trong chương trình đào tạo ở nước ta. Tại trường FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ, sinh viên phải hoàn thành 4 học phần Tiếng Anh căn bản và chú trọng thực hành giao tiếp. Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành viết đoạn văn liên quan đến các chủ đề vấn đáp.
Tuy nhiên, không ít sinh viên của trường còn gặp vấn đề về tính chính xác trong bài viết của mình. Đi sâu vào tìm hiểu, một trong những nguyên nhân là cách giảng viên cho phản hồi về lỗi của sinh viên. Trong thực tế, do thời gian hạn chế nên nhiều giảng viên thường cho phản hồi trực tiếp hoặc lời phê chung chung như “tốt”, “ý hay” hoặc “viết lại”.
Sinh viên khi nhận lại bài và đọc những lời phê này không biết sẽ sửa lại thế nào cho đúng. Vì thế, các bạn thường liếc nhanh lời phê của giảng viên, sau đó cất bài đi mà không thắc mắc gì. Nói cách khác, do không có cơ hội nhìn lại lỗi và sửa lỗi nên sinh viên cứ lặp đi lặp lại cùng lỗi đó.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, việc sử dụng phương pháp để sinh viên tự nhận biết lỗi và tự sửa lỗi là vô cùng cần thiết. Một trong những phương pháp hiệu quả này chính là sử dụng biểu tượng sửa lỗi.
Theo Jordan (2005), biểu tượng sửa lỗi (correction symbols / correction codes) là một phương pháp sửa lỗi điển hình bằng cách gạch dưới hoặc gạch chéo lỗi và thể hiện lỗi bằng một kí hiệu nào đó (có thể viết kí hiệu đó ở ngay phía trên lỗi hoặc bên lề trang giấy). Những biểu tượng này có thể được tạo thành từ một, hai hay ba chữ cái. Ví dụ, biểu tượng “WW” hoặc “WWr” có thể được sử dụng để ám chỉ lỗi sai về cách chọn từ (wrong word).
Với mục đích giúp sinh viên trình độ sơ cấp sửa được 10 loại lỗi chọn lọc (selective errors) nên giảng viên đã phỏng theo danh sách biểu tượng sửa lỗi của Donne Byrne (1998). Các biểu tượng sửa lỗi này không những rõ ràng, dễ hiểu mà còn kèm theo những lời chú thích và ví dụ minh họa.
Biểu tượng | Ý nghĩa | Ví dụ |
1. Sp | Sai chính tả | I recieved your letter.
S/P |
2. WO | Sai trật tự từ | He is a singer famous.
WO |
3. T | Sai thì | I visit my grandparents last week.
T |
4. C | Sai hòa hợp giữa chủ từ & động từ | Two children is playing soccer.
C |
5. P/S | Sai hình thức số ít/nhiều của danh từ | We need some informations.
P/S |
6. WC | Sai cách chọn từ | I will do a cake for dinner.
WC |
7. Art | Sai mạo từ | She has a long hair.
Art |
8. Prep | Sai giới từ | I don’t go to school in Sunday.
Prep |
9. WF | Sai hình thức từ | They love play games.
WF |
10. ^ | Thiếu một từ | She is ^ teacher. |
Đây là 10 loại lỗi thuộc “lỗi có thể sửa được” (treatable errors) vì có quy luật (Ferris, 2000). Ngoài ra, chúng là những điểm ngữ pháp và từ vựng quan trọng mà sinh viên năm thứ nhất phải nắm vững. Ví dụ, trong giáo trình Top Notch 1, thì của động từ (tense) là điểm ngữ pháp chính ở bài 3 (Daily activities), bài 4 (Hobbies), bài 5 (Food and drink), bài 9 (Life events and plans).
Bên cạnh đó, giới từ là trọng tâm của bài 6 (Musical taste) và bài 7 (Locations and directions). Tóm lại, những lỗi được chọn trong hoạt động này là “những lỗi liên quan đến trọng tâm giảng dạy và có tần số xuất hiện cao” (Walz, 1982).
Hoạt động tự sửa lỗi được thực hiện như sau:
Bước 1: Sau khi nhận bài viết đầu tiên của sinh viên, giảng viên đọc qua và gạch dưới các lỗi ngữ pháp và từ vựng có trong mỗi dòng và đặt biểu tượng sửa lỗi ngay dưới lỗi để chỉ ra đó là loại lỗi gì.
Bước 2: Trong giờ lên lớp tiếp theo, giảng viên cẩn thận giải thích các biểu tượng có nghĩa gì và minh họa cụ thể. Sau đó phát trả bài cho sinh viên và yêu cầu các em tự sửa lỗi. Trong thời gian này, giảng viên sẽ đi quanh lớp quan sát và hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Sau 10 phút tự sửa lỗi, sinh viên nộp lại bài cho giảng viên. Giảng viên kiểm tra xem lỗi được sửa như thế nào, ghi chú số lỗi được sửa và chưa được sửa trong phiếu ghi nhận quá trình học tập của từng em. Vào buổi học tiếp theo, sinh viên nhận lại bài, rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Trong giờ học tiếng Anh, các bạn sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ đã được giảng viên áp dụng phương pháp sửa lỗi này vào tìm ra lỗi sai và chủ động sửa. Nhiều bạn chia sẻ, với cách làm này, các bạn có thể tự nhìn ra mình sai ở đâu, từ đó tìm ra cách giải quyết, đồng thời nhớ kiến thức lâu hơn.
Nhìn chung, sử dụng biểu tượng sửa lỗi là một phương pháp hiệu quả không những giúp sinh viên cải thiện khả năng viết chính xác mà còn thúc đẩy quá trình nhận thức ngôn ngữ và tính tự học của sinh viên! Giảng viên có thể áp dụng phương pháp này trong việc giúp các bạn trẻ cải thiện ngoại ngữ của mình một cách chủ động hơn!
Giảng viên Phạm Thị Hoàng Anh
Bộ môn Cơ bản
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
Cần Thơ