Nếu bạn đang theo học thiết kế đồ họa thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài viết này. Thiết kế đồ họa là ngành rối ren, phức tạp, hài hước và vô cùng thú vị. Lúc nào cũng có nhiều thứ để học, để làm, và để đắn đo khi bạn là một tân binh của ngành này. Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ giúp bạn đưa ra 10 nguyên tắc thiết kế để mong mỏi có thể giúp bạn khởi đầu trong ngành sáng tạo này.
Mục lục
Nguyên tắc 1: Điểm, đường và hình dạng.
Đây là những viên gạch nền tảng nhất để xây dựng bất kỳ thiết kế nào. Bắt nguồn từ những điều này, bạn có thể tạo ra bất cứ gì bạn muốn, từ những icon đơn giản cho đến những hình minh hoạ phức tạp.
Điểm => Đường thẳng => Hình dạng
Khi nối hai điểm ta sẽ có một đường thẳng. Một đường thẳng được hình thành từ các điểm cũng giống như một nhóm các nguyên tử hình thành nên các phân tử, từ đó tạo ra tất cả các vật xung quanh bạn. Nếu thêm một điểm thứ ba và nối chúng lại với nhau, bạn sẽ có một hình khối, trường hợp này là một tam giác. Chỉ cần áp dụng nguyên tắc này bạn sẽ tạo ra những sản phẩm mà bạn muốn.
Nguyên tắc 2: Màu sắc
Quang phổ màu sắc hiển thị: Mắt của con người có thể nhìn thấy được hơn 10 triệu màu khác nhau từ đỏ sang tím. Và ngay từ khi còn trẻ, ắt hẳn chúng ta đã được học về giá trị, ý nghĩa của một vài màu sắc cụ thể rồi. Màu sắc có thể ảnh hưởng đến hành động của chúng ta và thậm chí chúng ta còn chưa nhận ra điều này. Đối với việc thiết kế đồ họa bạn cần phải chọn đúng màu sắc phù hợp, điều bạn cần làm là phải hiểu rõ đối tượng mà bạn muốn nhắm tới để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.
Nguyên tắc 3: Khoảng trống
Cách cân bằng khoảng trống có thể hoàn thiện, hoặc phá hỏng tất cả mọi thứ, đặc biệt là với typography. Khoảng trắng (hay còn gọi là “không gian âm”) là khoảng trống giữa và xung quanh các đối tượng của một trang, nó là khoảng không gian hiện hữu, thường là ở phía sau và xung quanh hình, trong một tác phẩm nghệ thuật hoặc thiết kế đồ họa.
Để thực hiện được một tác phẩm ưng ý bạn cần phải xem xét tính liên hệ giữa các yếu tố/con chữ con chữ với nhau và cho chúng một khoảng cách phù hợp. Khoảng cách này gọi là khoảng trắng. Bạn phải xem khoảng trắng như một phần của thiết kế và sử dụng nó hợp lý.
Nguyên tắc 4: Sự cân bằng, nhịp điệu và sự tương phản
Sử dụng các yếu tố có sẵn để tạo ra một sản phẩm lôi cuốn và thú vị tức là bạn đang áp dụng sự cân bằng, nhịp điệu và tương phản. Hãy cân bằng tất cả những yếu tố trên thiết kế của bạn dựa vào trọng lượng thị giác (visual weight – mức độ thu hút, bắt mắt – người dịch). Vậy cho nên, hãy sử dụng khoảng cách một cách khôn ngoan, nếu khoảng cách quá lớn sẽ tạo cho người xem cảm giác trống vắng, chưa hoàn thiện, quá ít khoảng cách sẽ làm cho thiết kế của bạn trở nên chật chội, gò bó.
Nguyên tắc 5: Tỉ lệ
Tạo điểm nhấn bằng cách thay đổi tỉ lệ thiết kế.
Ngoài việc tạo ra sự tương phản có nhịp điệu và sự cân bằng, tỉ lệ còn giúp bạn tạo ra sự phân cấp. Về cơ bản, sẽ có sự phân cấp giữa các yếu tố trong thiết kế, và cách tốt nhất để truyền tải điều đó chính là sử dụng kích cỡ.
Việc điều chỉnh tỉ lệ phải có mục đích rõ ràng. Đừng tuỳ chỉnh vô tội vạ theo kiểu “Make my logo bigger cream” (đây là tên một quảng cáo châm biếm của giới thiết kế nhằm vào việc khách hàng lúc nào cũng yêu cầu logo to bự ra, nội dung quảng cáo bao gồm việc sử dụng một loại kem bôi để phóng to logo – người dịch), nếu bạn làm vậy, bạn đã quên mất phần nói về khoảng trống mà chúng ta vừa bàn bên trên rồi đấy.
Nếu bạn quan tâm đến ngành thiết kế đồ họa và muốn trở thành sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá đăng ký ngay TẠI ĐÂY