Tiền đề cho một cuộc cách mạng là sự bức thiết cần thay đổi. Nếu nhìn vào lịch sử, chúng ta đều thấy các cuộc cách mạng xã hội sẽ tiến một bước trước và đưa ra sự bức thiết cần thay đổi. Khi cuộc cách mạng thời Phục Hưng nảy ra đã đưa ra mô hình giáo dục mới cận hiện đại mà tại đó người ta bắt đầu quan tâm hơn đến các môn khoa học tự nhiên. Và đó chính là tiền đề nối tiếp để có những thành tựu khoa học của những nhà khoa học như Newton hay Darwin. Vào đầu những năm thế kỷ 19, khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ, các trường đại học không còn là đặc quyền của giới quý tộc mà thực tế đòi hỏi một động lực mới để phát triển. Khi đó Mô hình đại học Humboldt ra đời với mục đích giải phóng học thuật khỏi các giá trị thần quyền và tôn vinh nghiên cứu và thực chứng. Bên cạnh đó là sự bùng nổ các mô hình đào tạo hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp.
Nhìn vào thực tiễn những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghệ đã thực sự được châm ngòi mạnh mẽ. Công nghệ đã len lỏi và chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống. Phát minh ra Internet của cuộc cách mạng công nghệ thời nay không khác gì phát minh ra điện của cuộc cách mạng công nghiệp. Từ chỗ là một điều xa xỉ thì nay đã trở nên thiết yếu. Các thiết bị thông minh giống như những bóng đèn của Edison hoàn thiện thêm các mức phát triển của cuộc cách mạng mới này.
Và nay, tất cả các trường đại học hàng đầu thế giới đều đang cảm nhận một cuộc cách mạng giáo dục đang tới gần nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra. Ngày nay kiến thức không còn quá quan trọng như thời gian trước mà thay vào đó là khả năng xử lý thông tin và khả năng sáng tạo. Các công ty ngày này cũng đưa ra yêu cầu nhân viên về mục tiêu sáng tạo, tạo ra thị trường mới hơn là chiếm lĩnh thị phần cổ điển. Từ đó, yêu cầu về giáo dục, đào tạo cũng biến đổi mạnh mẽ. Khẩu ngữ Sáng tạo – Innovation ngày càng được coi là điều không thể thiếu cho nhiều trường đại học. Tất cả đều hiểu rằng thời cuộc đang bắt buộc chúng ta phải thay đổi và ra đời hàng loạt thử nghiệm. Có thể thấy Coursera, một liên minh do ĐH Standford, Hoa Kỳ dẫn đầu đang đem lại những cơ hội học tập kỳ diệu cho tất cả người học trên thế giới tiếp cận với những kiến thức tinh hoa nhất. Ngay tức thì, MIT và Harvard đã thành lập liên minh edX để cạnh tranh. Chương trình Khan Academy do Chủ tịch Microsoft Bill Gates đứng sau cũng đưa ra những trải nghiệm giáo dục rất mới dành cho giáo dục bậc học phổ thông. Và ngoài ra còn có hàng trăm chương trình tương tự như vậy.
Trong khi đó, tại Việt Nam chúng ta vẫn dường như nằm trong ốc đảo ngoài sự phát triển và ít quan tâm đến những bước tiến này. Chúng ta có thể thay bảng đen bằng bảng trắng hay bảng xanh, có thể thay phấn trăng bằng bút viết bảng, phòng học có điều hòa hay máy chiếu nhưng dường như cách thức đào tạo vẫn như vậy, thụ động và kém sáng tạo. Những giá trị giáo dục mới của thế kỷ 21 được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn học thuật quốc tế đều nhấn mạnh các yếu tố kết nối và sáng tạo, những phương pháp mới như học qua dự án, học qua giải quyết vấn đề hay học bẳng cách thử sai vẫn còn là lạ lẫm với học sinh, sinh viên và cả các nhà giáo.
Thực tế là chúng ta đang trong cuộc cách mạng lớn về giáo dục toàn cầu, đây cũng là cơ hội để chúng ta thay đổi toàn diện theo những giá trị mới nhất với lợi thế người đi sau. Nếu bỏ lỡ, chúng ta lại sẽ tụt hậu hơn nữa và đó chắc là điều không ai mong muốn.
TS. Đàm Quang Minh
FPT Mạng cá cược bóng đá
– Trường Đại học FPT
Đã đọc bài …”.- thay đổi toàn diện theo những giá trị mới nhất với lợi thế người đi sau….” – Riêng nước ta, truyền thống có ” Cây tre trăm đốt”, nên chi nhiều năm nay cứ giữ mãi XUÂT….NHẬP….