Clean Code và lí do nên sử dụng “code sạch” trong lập trình

17:05 13/06/2022

“Clean Code” là gì ? Tại sao phải “clean code”? Lợi ích của “clean code” là gì? Hãy cùng tìm ra câu trả lời tại bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa “clean code”

Khi nói về clean code, có thể hiểu một cách đơn giản như sau: “Clean” tức là làm sạch. “Code” là code của chính bản thân các bạn. Vì vậy, “Clean code” tức là làm sạch code của bạn. Clean code sẽ giúp các bạn viết nó một cách dễ hiểu, tái sử dụng được cấu trúc được trong Java. Nói đơn giản là “code sạch”.

Clean code chính là sự định hướng về cách tư duy để tối ưu code. Thông qua đó thì code sẽ dễ đọc hơn, dễ hiểu hơn và dễ phát hiện lỗi, cũng dễ bảo trì mà ngôn ngữ nào cũng có thể áp dụng. Với dòng code sạch, “clean code” khi được sử dụng chắc chắn sẽ tăng đáng kể giá trị cho dự án, cũng giúp các lập trình viên khác khi sử dụng có thể hiểu được ý nghĩa, cấu trúc thuận lợi.

Áp dụng “clean code” là không khó, tuy nhiên việc áp dụng sao cho chuẩn xác và đúng đắn lại là vấn đề hoàn toàn khác, phức tạp không dễ thực hiện. Bởi thế, nắm bắt đầy đủ, hiểu và biết cách áp dụng được Clean code trở thành vấn đề quan trọng đối với mỗi lập trình viên. Sử dụng Clean code tốt giúp mã nguồn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tại sao phải “clean code”?

Sử dụng “code sạch” trong lập trình thực tế mang tới nhiều giá trị, có nhiều lợi ích thiết thực. Việc xác định cụ thể và chuẩn xác được giúp chúng ta phần nào hiểu được lý do cần áp dụng clean code trong lập trình.

“Clean code” mang lại rất nhiều lợi ích . Chẳng hạn như “clean code” giúp người khác khi đọc code dễ hiểu hơn. Khi phát triển một chương trình nào đó thì hầu như không phải là do cá nhân làm mà sẽ làm việc teamwork với nhau, vậy nên nếu mỗi người viết code một kiểu thì sẽ gây khó hiểu cho các thành viên khác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của dự án và gây khó chịu cho người đọc.

Sự thể hiện đầu tiên về “clean code” có thể nói tới việc đặt tên biến. Vốn dĩ về tên biến các bạn có thể đặt thành bất cứ biến gì các bạn muốn. Chẳng hạn bạn có thể đặt là int a,b,c…. Điều này không hề ảnh hưởng tới chương trình của các bạn có chạy được hay không.

Một ví dụ về việc không sử dụng clean code dễ gây nhầm lẫn, khó hiểu cho người đọc

Như các bạn thấy thì việc đặt tên như thế này không hết tới việc kết quả của chương trình khi chạy ra. Nhưng nếu người khác đọc và không hiểu biến kia dùng để làm gì, điều này sẽ gây mất thời gian để đọc code.

Ngoài ra, một vấn đề gây khó chịu nữa nếu không sử dụng “code sạch” chính là format code. Giống như tên biến, việc không format code tuy không ảnh hưởng tới kết quả của chương trình nhưng dễ gây nhầm lẫn, gây khó chịu cho người đọc thậm chí là người code.

Thế nào? Các bạn đã hiểu vì sao cần phải clean code rồi chứ? Hãy đón đọc ở bài viết tiếp theo về “những đặc điểm của clean code” nhé!

 

Bộ môn Ứng dụng phần mềm

Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận