Điện công nghiệp là gì? Học xong có bị thất nghiệp không?

18:34 13/06/2023

Điện công nghiệp là gì? Học xong liệu có khả năng thăng tiến không hay chỉ đi sửa điện? Hãy cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết này nhé!

Ngành học Điện công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho mọi ngành công nghiệp, phát triển nguồn năng lượng bền vững, xây dựng hệ thống thông tin và tự động hóa, cùng với việc đảm bảo an toàn và bảo mật. 

Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu sử dụng điện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ngành nghề này lại càng chứng tỏ sự quan trọng của nó. 

Điện công nghiệp là gì?

Ngành Điện công nghiệp là một lĩnh vực chuyên về thiết kế, lắp đặt, bảo trì và vận hành các hệ thống điện trong các ngành công nghiệp và các công trình xây dựng. Ngành nghề này liên quan đến việc xử lý và điều khiển các nguồn điện, hệ thống điện, thiết bị điện và các mạch điện liên quan.

Ai phù hợp với ngành Điện công nghiệp?

Dưới đây là một số yếu tố của một người phù hợp với ngành nghề này:

  1. Người yêu thích và có kiến thức về điện: Ngành này thích hợp cho những người có sự quan tâm và đam mê về điện, các hệ thống điện, mạch điện và công nghệ điện; thích tìm hiểu về điện và có kiến thức cơ bản về các nguyên lý và ứng dụng điện
  2. Yêu thích và có năng khiếu học kỹ thuật: Ngành nghề này yêu cầu rất cao kiến thức và kỹ năng kỹ thuật, bao gồm hiểu biết về các thành phần điện, hệ thống điện, các quy tắc an toàn và quy định liên quan đến điện. Khả năng đọc hiểu và vẽ các bản vẽ kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng trong ngành này.
  3. Tư duy logic và sự chính xác: Những bạn có khả năng phân tích vấn đề, tư duy logic và liên kết, xâu chuỗi các vấn đề thông minh
  4. Kiên nhẫn và cẩn thận: Trong ngành này, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Việc làm việc với điện yêu cầu tinh thần cẩn trọng và tuân thủ quy định an toàn để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và người khác.
  5. Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
  6. Tinh thần ham học hỏi: Ngành nghề này không ngừng phát triển và thay đổi theo xu hướng công nghệ mới. Sự linh hoạt và khả năng học mới là quan trọng để bạn có thể thích nghi với những thay đổi và tiếp cận với các công nghệ mới trong ngành.

Học xong có sợ thất nghiệp không?

  • Thị trường tiềm năng 

Với sự phổ biến của công nghệ và điện tử trong cuộc sống hàng ngày, ngành nghề này vẫn là một lĩnh vực quan trọng và có nhu cầu không ngừng trong việc thiết kế, lắp đặt và bảo trì các hệ thống điện trong các ngành công nghiệp và công trình xây dựng. Sự phát triển của ngành công nghiệp và sự tăng cường quy mô hệ thống điện đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn của những người làm việc trong ngành này.

  • Đa dạng việc làm, không chỉ mỗi sửa điện

Sẽ có nhiều bạn nghĩ học Điện công nghiệp xong là chỉ làm thợ điện. Tuy nhiên, ngành học này có nhiều ngành học hơn các bạn nghĩ đấy!

Điện công nghiệp
Điện công nghiệp có vô vàn vị trí việc làm chứ không chỉ là thợ điện!
  1. Kỹ sư Điện công nghiệp: Thiết kế, lắp đặt, bảo trì và vận hành các hệ thống điện công nghiệp
  2. Kỹ thuật viên Điện công nghiệp: Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các hệ thống điện công nghiệp
  3. Chuyên viên an toàn điện: Đảm bảo việc tuân thủ các quy định và quy trình an toàn trong việc sử dụng hệ thống điện
  4. Kỹ sư tự động hóa: Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực tự động hóa, kết hợp kiến thức về điện và điều khiển để thiết kế và triển khai các hệ thống tự động hoá trong ngành công nghiệp.
  5. Chuyên gia năng lượng tái tạo: Thiết kế và triển khai các hệ thống điện sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.
  6. Kỹ sư quản lý dự án: Điều hành và quản lý các dự án liên quan đến hệ thống điện trong các ngành công nghiệp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm công việc trong các công ty điện lực, công ty thiết kế và tư vấn kỹ thuật, các nhà máy sản xuất và công nghiệp, bất động sản và xây dựng, và nhiều lĩnh vực khác.

Mức lương thấp hay cao? 

Mức lương trong ngành này tại Việt Nam có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, quy mô công ty và địa điểm làm việc.

  1. Kỹ sư Điện công nghiệp: Mức lương trung bình có thể dao động từ 8 triệu đến 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương có thể cao hơn cho các kỹ sư có kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn.
  2. Kỹ thuật viên Điện công nghiệp: Mức lương trung bình thường nằm trong khoảng từ 6 triệu đến 12 triệu đồng/tháng. Lương có thể tăng theo thời gian và kinh nghiệm làm việc.
  3. Chuyên viên an toàn điện: Mức lương trung bình từ 8 triệu đến 18 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí và trình độ chuyên môn.
  4. Kỹ sư tự động hóa: Mức lương trung bình có thể dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và vị trí công việc.

5. Chuyên gia năng lượng tái tạo: Mức lương khởi điểm của một chuyên viên năng lượng tái tạo sẽ ở khoảng 10 triệu đồng. Ở mức quản lý, mức lương có thể dao động từ 15 – 40 triệu đồng/tháng. Ở mức chuyên gia, mức lương dao động từ 30 – 80 triệu đồng/tháng.

6. Kỹ sư quản lý dự án: Ở tầm trung, mức lương sẽ dao động từ 15 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. Ở tầm cao hơn, mức lương trung bình có thể từ 30 triệu – 60 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kỹ năng chuyên môn, khả năng quản lý.

Học Điện công nghiệp ở đâu để phát triển?

Đây là ngành học chú trọng về cả kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn, chính vì vậy, các bạn trẻ cần lựa chọn một ngôi trường tốt, chắc chắn ở cả lý thuyết lẫn các buổi học thực hành. Và đây cũng là hai yếu tố có trong chương trình đào tạo của trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá .

Điện công nghiệp
Ngành Điện công nghiệp tại FPT Mạng cá cược bóng đá

Học chuyên ngành Điện công nghiệp tại FPT Mạng cá cược bóng đá , các bạn sinh viên sẽ được học:

  • Trang bị những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu;
  • Rèn luyện cách sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán, thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp;
  • Kỹ năng sử dụng hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện…
  • Cách thiết kế hệ thống điện, mạng điện phân phối, mạng cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, tác dụng của tụ bù dọc và tụ bù ngang
  • Kỹ năng lập trình vi xử lý cơ bản, PLC cơ bản, lập trình thời gian thực, lập trình giao diện người máy (HMI).
  • Kỹ năng mềm: giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, xử lý tình huống phát sinh trong công việc,…
  • Tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh giao tiếp

Là ngôi trường đào tạo sinh viên theo mong muốn của doanh nghiệp, trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cũng rất chú trọng mang đến cho các bạn sinh viên những hiểu biết thực tế về chuyên ngành thông qua các buổi talkshow chia sẻ kiến thức, tham quan công ty, xưởng sản xuất,…

Về cơ hội thực tập & làm việc, ngay tại trường luôn có rất nhiều chương trình, ngày hội phỏng vấn việc làm để các bạn sinh viên có cơ hội thể hiện kiến thức, kỹ năng về điện trước doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng đều là các doanh nghiệp, xưởng sản xuất về điện uy tín.

Mong rằng, những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu phần nào về ngành Điện công nghiệp. Chúc các bạn sớm tìm được ngành học phù hợp nhất cho mình!

Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận