Phim và video trong Blended Learning

0:10 25/12/2012

Nếu như nói về sở thích xem phim, có lẽ mình được coi là người “nghiện”, bởi mình có thể xem phim và thích xem phim vào bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi. Ngay từ hồi còn học cấp 3, nhiều lúc mình đã ước ao rằng “Giá như học mà cũng thú vị như xem một bộ phim thì hay biết mấy!”. Đó là suy nghĩ khi mà “cái nghiện” đang ngấm dần và lớn dần trong mình.

Càng ngày mình càng hiểu rất rõ một điều, chúng ta luôn học được những điều gì đó qua từng bộ phim. Đặc biệt là Tiếng Anh qua các bộ phim sử dụng thứ ngôn ngữ này.

Và bây giờ, qua Blended Learning, mỗi bài học, mỗi slide dành cho sinh viên đều có những đoạn video làm “Warm – up” giúp thay đổi không khí và tạo hứng thú cho bài học.

Có vẻ như cuối cùng thì học Tiếng Anh cũng thú vị như việc xem một bộ phim…

 1. Learning Style (Cách thức học)

Thường thì khi đi học, nhiệm vụ của chúng ta luôn là cố gắng nắm bắt và nhớ được thật nhiều kiến thức cũng như thông tin liên quan về bài học, để rồi từ đó áp dụng chúng thật nhiều vào cuộc sống.

Nhưng chắc ít người từng ngồi suy nghĩ và trả lời cho câu hỏi mình đang học theo cách nào? Và cách học của mình đã đúng chưa? Có hiệu quả hay không?

Theo lý thuyết của Neil Fleming từ những năm 1970, chúng ta có  3 cách học:

Bằng âm thanh (auditory learners): người học luôn dễ bị thu hút bởi các âm thanh có trong bài học và trí nhớ được tạo lập qua những âm thanh đó. Như vậy, nếu chúng ta đưa vào nội dung bài học các bản nhạc, bài hát hoặc các đoạn âm thanh, người học sẽ nhớ bài hiệu quả hơn.

Bằng hình ảnh (visual learners): người học luôn nhớ được thông tin từ những hình ảnh họ nhìn thấy. Vì vậy bài giảng càng nhiều hình ảnh càng làm cho người học dễ nhớ nội dung bài hơn.

Bằng hành động (tactile learners): Bài học khi được gắn với những hành động nhất định thì người học sẽ nhớ nội dung bài tốt hơn.

Như vậy, khi sử dụng một video trong bài học, người ta sẽ tự nhiên đáp ứng được hiệu quả cho 2 cách thức học là hình ảnh và âm thanh, bởi vì một video luôn chứa cả 2 thứ đó. Và việc đưa video vào trong bài giảng là một điều khá cần thiết và nên thực hiện vì bằng việc tiếp thu kiến thức bằng nhiều giác quan luôn là cách học hiệu quả nhất.

2. Tam giác học hiệu quả (The learning Pyramid)

Theo National Training Laboratories (hay còn gọi là NTL) – Phòng thí nghiệm Nghiên cứu các hành vi tâm lý quốc gia của Mỹ thì khả năng học của con người có thể được chia làm các cấp độ khác nhau theo mô hình một kim tự tháp, từ hoạt động học ít hiệu quả nhất đến hoạt động học hiệu quả nhất.

Theo mô hình này, thì khi so với việc nghe giảng (lecture) theo phương pháp học truyền thống và cách đọc tài liệu (reading) thì việc tiếp cận kiến thức qua hình ảnh và âm thanh được khẳng định là hiệu quả hơn nhiều. Nói một cách chính xác thì 20% số lượng kiến thức, thông tin mà chúng ta nghe và quan sát được sẽ được lưu trữ trong bộ não.

Mà như thế thì xét về bản chất, video hay các đoạn phim ngắn chính là chuỗi các hình ảnh và âm thanh liên tục được kết hợp với nhau…

Như vậy, việc đưa các video vào trong giảng dạy và học tập được cho là đạt hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ đơn thuần là nghe giảng và đọc tài liệu.

3. Luôn luôn hấp dẫn hơn

Rõ ràng bộ môn nghệ thuật thứ 7 luôn có một sức hấp dẫn cực kỳ lớn đối với con người, đặc biệt là giới trẻ.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà rất nhiều sinh viên khi học trên lớp, lúc mình tạm dừng giảng bài là lại đưa ra yêu cầu: “Cô ơi, xem phim đi cô!”.

Thực ra xem phim luôn là một cách giải trí hữu hiệu, nhất là đối với một người “nghiện” xem phim như mình thì nó giống như … một “lẽ sống”.

Việc đưa phim vào bài giảng luôn tạo ra được cảm hứng cho sinh viên. Hơn nữa, nó lại làm cho sinh viên tập trung hơn rất nhiều vào bài học. Điều này giúp cho sinh viên giữ nguyên mạch tập trung trong suốt thời gian học và cả quá trình học – một điều cực kỳ quan trọng khi sinh viên tự học ở nhà trong Blended Learning.

Thêm nữa, trong các video,đặc biệt là trong rất nhiều bộ phim có lời thoại, sinh viên luôn học được một cách rất tự nhiên những câu nói thường được sử dụng, cấu trúc ngữ pháp và cả cách phát âm của rất nhiều từ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày.

Thực ra, việc học Tiếng Anh qua các bộ phim cũng chính là cách mà mình đã dùng trong một thời gian rất dài, ngay cả trong hiện tại.

4. Video đặc biệt trong Blended Learning

Nhưng có một câu hỏi được đặt ra, đó là tại sao các video trong Blended Learning lại đặc biệt đến vậy? Tác dụng của nó đối với quá trình học của sinh viên như thế nào?

Tại FPT Mạng cá cược bóng đá , có lẽ các bạn sinh viên đã quá quen với việc trong Blended Learning, sau mỗi video luôn có những câu hỏi xoay quanh chủ đề, nhân vật hay một chi tiết nào đó trong đoạn video trước đó. Chính điều này đã giúp cho các bạn tập trung vào diễn biến của video để hiểu được mục đích nội dung của video là gì.

5. Kết bài

Như vậy, việc đưa một đoạn video hay phim ngắn vào mỗi slide trong Blended Learning sẽ giúp cho sinh viên có thể hình dung được nội dung bài học mà các các bạn cần ghi nhớ tốt hơn, đồng thời tạo ra cảm hứng cho sinh viên, giúp các bạn bắt đầu bài mới một cách khí thế hơn…

6. Tham khảo thêm:

–         

–         

–         

–         

 Nguyễn Thị Phương Linh
Giảng viên Tiếng Anh – FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội

Đăng Kí học Fpoly 2023

2 bình luận trong “Phim và video trong Blended Learning

  1. cảm ơn cô Nguyễn Thị Phương Linh! em cũng là một người rất nghiện phim. em cũng có biết tới phương pháp học tiếng anh qua phim.có đôi khi em còn tự biện hộ cho thói quen xem phim nhiều là để học tiếng anh.vì mỗi bộ phim xem hết ít nhất cúng mất gần 2h đồng hồ.nhưng có một điều em vẫn băn khoăn là nên xem bao nhiêu một ngày là đủ? và nên xem những phim như thế nào? và nên xem đoạn phim ngắn ,hay xem chọn một phim từ đầu tới cuối!

    1. Chào Đức!
      Câu hỏi của em đã được gửi tới cô giáo tiếng Anh Nguyễn Thị Phương Linh và được gửi lại câu trả lời như sau:
      “Xem film cũng như nghe nhạc, đều là một cách học Tiếng Anh rất hiệu quả và tự nhiên, vì nó làm cho mình có nhiều cảm hứng cũng như, những kiến thức trong film cũng sẽ được sử dụng một cách linh hoạt bên ngoài đời thường.
      Tuy vậy, đây cũng là một con dao 2 lưỡi vì nó sẽ có thể làm em bị cuốn theo và không có điểm dừng.
      Em nên:
      – chọn những bộ film mà em thấy thích
      – khuyến khích xem đi xem lại nhiều lần
      – mỗi một film đôi khi chỉ cần nhận ra 1 hoặc 2 cấu trúc hoặc từ mà em nghe thấy thú vị, có thể là một lời thoại, hoặc một câu bình thường nhưng có ngữ điệu đặc biệt
      – tập nói theo như trong film (em nên thoải mái và luôn bắt đầu tập nói từ những cụm nào em thấy thú vị hoặc thích nhất)
      – mỗi ngày nên chỉ xem 1 film, như vậy thì film mới hay được chứ! ^^
      Chúc em thành công khi áp dụng phương pháp này. Và quan trọng nhất là ENJOY YOURSELF!!!”

Bình Luận