Ngày nay, kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia. Chính vì vậy, khối ngành kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của khối ngành kinh tế và việc phù hợp để học khối ngành này lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Thế nên, nếu vẫn còn nhiều thắc mắc thì hôm nay chúng ta sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé.
1.Tại sao nhiều người lựa chọn khối ngành kinh tế?
⧭ Nhiều cơ hội công việc
Lí do đầu tiên cho sức hấp dẫn của khối ngành kinh tế là bởi nó ẩn chứa rất nhiều cơ hội. Những người theo học khối ngành này luôn sẵn sàng và có thể đáp ứng được rất nhiều vị trí công việc trong các lĩnh vực khác nhau như: Marketing, kế toán, quản trị, hành chính… Không những thế, qua mỗi môn học kinh tế tại trường, các sinh viên cũng có cơ hội kiểm soát bản thân, định hướng công việc, cuộc sống tốt hơn.
⧭ Đam mê kinh doanh
Rất nhiều người theo học lĩnh vực kinh tế, kinh doanh… đơn giản bởi vì họ muốn kiếm thật nhiều tiền. Điều đó chẳng có gì sai, quan trọng là cách khai thác và sử dụng đồng tiền của họ có hợp lí và hiệu quả không mà thôi. Nếu là sinh viên kinh tế, ngoài lựa chọn ra trường và kiếm tiền ngay lập tức, bạn cũng có thể từ từ thực hiện ước mơ của mình thông qua những lựa chọn khác như: học thạc sĩ, tiến sĩ…
⧭ Nâng cao khả năng hội nhập
Kinh tế có vai trò then chốt trong việc định hướng sự phát triển của xã hội. Do đó, học về kinh tế đảm bảo khả năng hội nhập của sinh viên. Sau khi tốt nghiệp các trường kinh tế, bạn có thể ứng tuyển làm việc ở các công ty với đa quốc gia, đa văn hóa, từ đó tăng cường hiểu biết không chỉ về nền kinh tế Việt Nam mà còn về nền kinh tế các nước khác.
2.Các tố chất phù hợp để học khối ngành kinh tế
Thích mua bán
Việc thích tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán hoặc thích phân tích quá trình mua bán đều tiết lộ tiềm năng phù hợp để theo đuổi khối ngành kinh tế.
Biết giữ lời
Rất nhiều vấn đề trong kinh doanh nảy ra do thiếu sự cam kết từ một hoặc hai bên. Vì vậy, để có một công việc kinh doanh lâu dài, bạn cần chứng tỏ bản thân là một người biết giữ lời, nói được làm được, từ đó tạo dựng niềm tin cho tất cả những người xung quanh.
Kiên trì nỗ lực
Nền kinh tế thường lên xuống khó lường còn kinh doanh lại là một địa bàn đầy rủi ro. Do đó, khi đã chấp nhận bước chân vào thế giới này, mọi chuyện không phải lúc nào cũng sẽ theo ý bạn. Bạn cần biết cách kiên trì nỗ lực, không bao giờ từ bỏ dù có bất cứ điều gì xảy ra đi chăng nữa. Nếu không có đức tính kiên trì thì có lẽ khối ngành kinh tế vốn không dành cho bạn.
Nhiệt tình
Sự nhiệt tình sẽ khiến bạn nổi bật so với những người khác. Trong thế giới kinh doanh, người có sự nhiệt tình, năng nổ sẽ tiến xa nhất. Trong ai có thể làm kinh doanh, học kinh tế mà thái độ lúc nào cũng ủ dột cả!