Học ngành IT có thể làm ở những công việc gì?

11:23 26/08/2020

IT hay còn gọi là ngành công nghệ thông tin, là công việc khá hot được nhiều bạn trẻ đang theo đuổi. Với sự tiên tiến cùng kỹ thuật hiện đại thì ngành công nghệ thông tin luôn tạo được cơ hội việc làm tốt nhất cho các bạn. Để hiểu rõ hơn về ngành này cùng những vị trí công việc cụ thể, các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Những công việc cụ thể trong ngành IT các bạn cần biết

1. Nhân viên phân tích dữ liệu

Vị trí nhân viên phân tích dữ liệu này thường có tại các công ty phần mềm. Đối với ngành công nghệ thông tin thì việc phân tích dữ liệu là rất cần thiết. Vị trí này thực hiện công việc thu thập, sắp xếp dữ liệu cũng như nghiên cứu để đưa ra các hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin dễ dàng, chuẩn nhất đảm bảo chất lượng công việc và các dữ liệu cần có tính bảo mật.

2. Quản trị hệ thống

Dịch vụ quản trị hệ thống

Vị trí công việc này có nhiệm vụ chủ yếu là giám sát, quản lý hệ thống cũng như quá trình vận hành của các thiết bị trong doanh nghiệp. Đảm bảo sự duy trì ổn định của hệ thống, tất cả những vấn đề về cập nhật, bảo trì hay công việc liên quan đến hệ thống đều được nhân viên quản trị hệ thống nắm bắt và thực hiện công việc tốt nhất.

3. Lập trình viên

Lập trình viên với nhiệm vụ làm việc với các bộ phận tin học, viết các phần mềm, điều hành ngôn ngữ lập trình để tạo nên các ngôn ngữ cao hơn và chuyển biến dữ liệu trên các thiết bị. Tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp lập trình viên sẽ có công việc cụ thể riêng, những chương trình được lập trình cần được kiểm tra và đưa vào thực tế đem lại kết quả làm việc hiệu quả nhất.

4. Kỹ sư phần mềm

Đối với vị trí kỹ sư phần mềm trong ngành IT thường làm việc cho các công ty viễn thông điện tử. Công việc cũng tương tự với nhân viên lập trình nhưng tập trung vào các ứng dụng kỹ thuật và thiết kế để viết ra những chương trình thích hợp đáp ứng nhu cầu công việc thực tế tốt nhất.

5. Nhân viên phân tích hệ thống

Tìm hiểu về Business Analyst (BA) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ | Tech  Talk

Công việc phân tích hệ thống có nhiệm vụ chủ yếu là gặp gỡ khách hàng cùng các trưởng dự án để thảo luận và thực hiện công việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó nhân viên phân tích hệ thống còn giám sát, phân công công việc cho cấp dưới hoặc nhân viên lập trình để tạo ra những phần mềm và ứng dụng tốt nhất. Đối với những doanh nghiệp làm dịch vụ, kinh doanh thì phân tích hệ thống và đưa ra những giải pháp tiết kiệm kinh phí là điều rất cần thiết.

6. Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật

Hỗ trợ kỹ thuật

Vị trí chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật hay còn được gọi là người sử dụng cuối cùng có nhiệm vụ làm việc với những nhà cung cấp phần cứng và phần mềm đến khách hàng. Hỗ trợ khách hàng và ghi nhận lỗi, khắc phục kịp thời cho khách hàng về sản phẩm của công ty mình. Bên cạnh việc sửa lỗi cùng với đó phải liên tục đưa ra ý kiến cho sự đổi mới của sản phẩm.

7. Thiết kế web/dịch vụ Internet

Đây cũng là một vị trí trong ngành IT, các bạn học công nghệ thông tin có thể trở thành một nhân viên thiết kế web cho các nhà sản xuất phần mềm hay các công ty thiết web. Bạn là người thực hiện việc thiết kế cũng như tạo các trang web, đưa ra những liên kết và thử nghiệm thiết kế đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Đối với công việc trong ngành IT, có rất nhiều vị trí khác nhau các bạn có thể tham khảo trên blog việc làm để có thể lựa chọn cho mình việc làm phù hợp. Có thể bạn sẽ quan tâm đến lập trình ứng dụng điện thoại, thiết kế game video, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật, quản lý công nghệ… Rất nhiều những ngành nghề liên quan mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho nhu cầu học tập cũng như lựa chọn công việc của mình tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận