Khi làm game, sẽ có ba vị trí cơ bản: Lập trình game, thiết kế game, đồ họa game. Giữa ba vị trí này, đâu là vị trí nên học và làm để có thu nhập cao?
Mục lục
Làm game cần bao nhiêu vị trí?
Khi làm game, tùy vào quy mô dự án, mô hình hoạt động của doanh nghiệp để chia ra nhiều team, nhiều vị trí để hoạt động. Với các doanh nghiệp hoạt động theo mảng Hyper Casual, các bộ phận được chia ra đơn giản hơn. Tuy nhiên, 3 vị trí cơ bản nhất khi làm game sẽ là: Thiết kế Game, Lập trình Game, Game Artist.
Bộ phận Thiết kế Game sẽ đảm nhiệm phần lên ý tưởng, nội dung, luật chơi, kịch bản, sau đó chuyển cho bộ phận Lập trình Game để thực hiện làm chương trình, chuyển động trong game. Tùy vào lĩnh vực game là game Hyper Casual hay Mid Core, bộ phận kỹ thuật sẽ được chia thành 2 nhánh nữa: Front – End và Back – End.
- Front – End là bộ phận sử dụng những Engine để giúp các bạn tương tác với Game.
- Back – End là bộ phận lo phần tư duy logic, cách chơi, luật game.
Bộ phận Đồ họa sẽ phụ trách làm thành sản phẩm hoàn chỉnh và được chia các nhánh như:
- Concept Art
- Mô hình 3D
- Bộ phận Animation
Đây đều là những vị trí có mức độ quan trọng như nhau, không thể tách rời trong quy trình tạo nên một game hoàn chỉnh, yêu cầu sự đầu tư chất xám lớn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là ngành Game Việt Nam, vị trí Game Designer được coi trọng hơn cả nhưng chưa có cơ hội để đào tạo, chính vì vậy, đây là chuyên ngành khát nhân sự, đặc biệt là nhân sự chuyên môn cao.
Ngoài các vị trí xương sống trên, bộ phận truyền thông hay vị trí QA & QC (bộ phận kiểm thử chất lượng game) cũng đóng vai trò quan trọng để làm nên thành công của một sản phẩm game. Bộ phận QA & QC sẽ tiến hành kiểm tra, sau đó đánh giá để các bộ phận chuyên môn chỉnh sửa, hoàn thiện game.
Một số công việc liên quan
Nếu để Lập trình game, Thiết kế game, Đồ họa game thành ba nhánh lớn, vậy thì trong 3 nhánh này, sẽ còn rất nhiều vị trí công việc để các bạn tham khảo:
-
Biên kịch game
Biên kịch game là những người viết kịch bản (cốt truyện) và hội thoại của nhân vật trong suốt trò chơi. Ngoài ra, còn có một bộ phận những người chuyên viết hướng dẫn chơi game gọi là những Technical Writer. Vị trí này nằm trong nhánh Thiết kế game.
-
Level Designer (Thiết kế cấp độ trò chơi)
Level Designer sẽ chịu trách nhiệm tạo ra các cấp độ của trò chơi và nhiệm vụ mà người chơi cần phải thực hiện. Họ lấy ý tưởng từ những người thiết kế game và Concept Artist để tạo ra những thử thách, thiết lập giới hạn của trò chơi để thu hút người chơi. Level Designer là công việc nằm trong nhánh Lập trình game.
-
Concept Artist (Minh họa ý tưởng)
Concept Artist nằm trong nhánh Thiết kế game. Những concept artist sẽ phối hợp với Giám đốc nghệ thuật (Art Director) để minh họa ý tưởng game. Việc này cần được thực hiện trước khi công đoạn sản xuất chính thức bắt đầu.
Họ sẽ sử dụng các công cụ vẽ 2D, 3D, phối cảnh, … để tạo ra những hình ảnh trực quan đầu tiên về trò chơi, bao gồm: nhân viên trong game, phương tiện/vũ khí mà nhân vật này sử dụng và cảnh quan, hoạt cảnh của game.
-
Họa sĩ game và kỹ sư âm thanh
Họa sĩ diễn hoạt (Animator), họa sĩ 3D, họa sĩ kỹ xảo (Visual Effect Artist) đều là những người chịu trách nhiệm phát triển giao diện để đảm bảo cảm nhận của người chơi được trơn tru, mượt mà nhất. Những công việc này nằm trong nhánh Đồ họa game.
Các kỹ thuật viên âm thanh sẽ chịu trách nhiệm tạo ra những âm thanh hấp dẫn trong trò chơi, từ những âm thanh đơn giản như hoạt động mở menu cho tới từng hành động của nhân vật trong game.
Thu nhập của từng vị trí
Nói về mức lương của các vị trí này, mức lương đều rất đáng mong đợi, các bạn chỉ cần lựa chọn một vị trí phù hợp với chính bản thân mình và phát triển nó.
- Bộ phận Thiết kế Game: tầm khoảng 15 – 50 triệu hoặc thậm chí hơn, tùy vào quy mô dự án, quy mô tổ chức của doanh nghiệp
- Bộ phận Kỹ thuật: tầm 20 – 50 triệu, tùy vào kỹ năng chuyên môn
- Bộ phận Đồ họa: từ 20 triệu – 40 triệu
- Bộ phận QA & QC: 15 – 30 triệu, tùy vào kỹ năng, kinh nghiệm
Với những người đã có kỹ năng, chuyên môn tốt, mức lương có thể dao động từ 2 – 4000$. Với sinh viên mới ra trường, mức lương dao động từ 1 – 2000$, tùy vào tố chất, đam mê của các bạn.
Nên chọn vị trí nào để có cơ hội thăng tiến?
Cơ hội thăng tiến trong 3 vị trí xương sống là như nhau. Tuy nhiên, trong làm game, có thể chia ra hai nhánh sau:
- Nhánh phát triển lĩnh vực chuyên môn: Nhánh này dành cho các bạn không hứng thú trong lĩnh vực quản lý con người mà mong muốn tập trung vào kiến thức chuyên môn. Các bạn có thể trở thành những Developer, Designer hay tham gia vào phần đồ họa cho Game
- Nhánh phát triển lĩnh vực quản lý con người: Ở nhánh này, các bạn cần có sự hiểu biết nhất định trong Game để quản lý dự án, kỹ năng phân bổ công việc, quản lý timeline, kế hoạch, deadline của dự án, tài chính,…
Hiện nay, ngành game đang mang đến rất nhiều cơ hội phát triển, vì vậy, mức lương ở từng vị trí là rất cao, cơ hội thăng tiến cũng rất có tiềm năng. Vì vậy, các bạn không cần phải lo sợ một trong ba vị trí trên là khó phát triển. Các bạn chỉ cần có đam mê, hiểu rõ tính cách của mình, các bạn chắc chắn sẽ biết bản thân mình thuộc về vị trí nào.
Đam mê chơi game sẽ làm được game?
Có một điểm đặc biệt là nhân sự trong ngành làm game thường là những người thích chơi game. Hầu hết, họ đều rất say mê với cốt truyện, những chuyển động, đồ họa trong game, lấy đó làm nguồn cảm hứng để cho “ra lò” nhiều tựa game hay hơn.
Nhưng bằng ấy chứng cứ nhỏ nhặt chưa thể kết luận đam mê chơi game sẽ có thể trở thành nhân sự ngành làm game. Bởi lẽ, đam mê chơi game khác với đam mê tư duy trong làm game. Để có thể theo đuổi được ngành này, ngoài yêu game, các bạn phải có cho mình:
- Kiến thức, kỹ năng nền tảng về Lập trình, Code
- Tư duy: Người làm game khác với người làm thị trường, các bạn cần có tư duy logic tốt
- Mối quan hệ: Không phải là mối quan hệ để “xin việc” dễ dù bản thân không có năng lực. Mối quan hệ ở đây có thể xuất hiện trong học tập, làm việc khi các bạn muốn được trau dồi nhiều kiến thức ở bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp và những “tiền bối” của mình
Học Lập trình game tại FPT Mạng cá cược bóng đá – Học một biết mười, ra trường làm được nhiều vị trí khác nhau!
FPT Mạng cá cược bóng đá đã chính thức mở chuyên ngành Lập trình Game và bắt đầu đưa vào giảng dạy trong năm 2023. Chương trình đào tạo chuyên ngành đã vượt qua 3 vòng thẩm định đến từ các doanh nghiệp sản xuất game tại Việt Nam, dựa trên nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp với mục tiêu mang tới nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp tiêu chí doanh nghiệp đặt ra.
Theo đó, sinh viên chuyên ngành Lập trình Game tại FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ được trải nghiệm môi trường học tập có tính thực tế cao thông qua phương pháp học tập qua dự án, thậm chí có thể tham gia dự án mà doanh nghiệp đặt hàng.
Được biết, chương trình học tập tại FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ kéo dài trong 2 năm (6 học kỳ liên tục) với 70% thời lượng là thực hành và bao quát toàn bộ quá trình đầu cuối tạo ra game. Nhờ đó, sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan, logic về các khâu trong sản xuất Game, đồng thời được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng về lập trình Game. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm các vị trí Game Designer, Game Developer, Game QA & QC…
Ngoài giờ học, sinh viên cũng sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động để hiểu thêm về chuyên ngành cũng như nâng cao kỹ năng như tour tham quan doanh nghiệp làm game, cuộc thi làm game, talkshow/workshop giao lưu với các diễn giả khách mời uy tín,…
Về cơ hội việc làm, sinh viên chuyên ngành Lập trình game tại FPT Mạng cá cược bóng đá có thể tiếp cận được vô vàn vị trí thực tập, làm thêm liên quan đến ngành học của mình tại các doanh nghiệp là đối tác của nhà trường. Dù chưa ra trường, các bạn hoàn toàn có thể trở thành nhân viên chính thức nếu thể hiện tốt kiến thức, kỹ năng của bản thân.
Mong rằng, bài viết đã phần nào giúp các bạn định hướng vị trí công việc của mình trong ngành làm game! Chúc các bạn có được lựa chọn chính xác nhất!
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá