Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Một số câu hỏi được đặt ra là làm sao để ngành công nghiệp đầy triển vọng này bắt kịp với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đang phát triển hằng ngày trên thế giới? Bài viết dưới đây sẽ phân tích những cơ hội và xu hướng của ngành cơ khí chế tạo Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0
Thiếu nhân lực ngành cơ khí từ kỹ sư đến công nhân kỹ thuật.
Theo ông Trần Anh Tuấn – phó giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động dự đoán, ngành cơ khí chế tạo chính xác – tự động hóa là một trong bốn ngành kinh tế chủ lực cần nhiều lao động với nhu cầu khoảng hơn 8.000 người/năm.
Thống kế trong những năm qua cũng cho thấy ngành cơ khí chế tạo là một trong 10 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực tuyển dụng đều đặn qua các năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với mức thu nhập ổn định tại các nhà máy, công ty cơ khí, tập đoàn, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao… trong và ngoài nước.
Cơ khí chế tạo là ngành có lịch sử lâu đời, chiếm phần lớn trong cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Mục tiêu đào tạo của ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí chế tạo là tạo ra đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động tay nghề cao có thể làm chủ được công nghệ và các phương tiện, máy móc hiện đại. Ngành cơ khí chế tạo tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp…
Đào tạo nguồn nhân lực ngành Cơ khí chế tạo chất lượng cao
Trong bất cứ ngành công nghiệp nào, nhân lực luôn là yếu tố quan trọng và điều kiện tiên quyết để phát triển ngành một cách bền vững. Do vậy, việc đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ngành cơ khí chế tạo từ bậc trung cấp, cao đẳng đến đại học đang dần trở nên rất phổ biến. Việc đầu tư vào đào tạo nguồn lực chất lượng cao là hướng đi lâu dài, bền vững cho sự phát triển của ngành.
Tuy nhiên, để chất lượng nguồn nhân lực luôn được ổn định và chất lượng nhất, ngành cơ khí cần đầu tư và nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành, cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Việc đào tạo nên được gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, tránh những lý thuyết sáo rỗng, khó áp dụng vào thực tiễn.
Cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo ở nước ngoài theo các dự án nhằm xây dựng lực lượng lao động chất lượng, có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, góp phần mang lại năng suất làm việc hiệu quả. Từ đó ta có thể nắm bắt được nhân tài trong ngành để cùng nhau phát triển ngành cơ khí chế tạo đầy tiềm năng này.
Tập trung vào các phân khúc cơ khí chế tạo quan trọng, nhiều tiềm năng phát triển
Khác với xu hướng của lĩnh vực cơ khí vài năm về trước, trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, ứng dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường chính là những yêu cầu thiết yếu để tăng tính cạnh tranh.
Ngày nay, ngành cơ khí chế tạo nói chung và các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam nói riêng đã dần chú trọng hơn vào đầu tư chế tạo máy móc thiết bị, mang lại khả năng cạnh tranh cao, dung lượng thị trường lớn cũng như tận dụng lợi thế nguồn lực nước nhà để tạo ra những lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tìm hiểu thêm về ngành cơ khí chế tạo tại đây!