Tư duy lối mòn “phải vào Đại học” của phần đông người Việt khiến không ít thí sinh nháo nhào chạy đua tìm “cửa” xét tuyển nguyện vọng 2 dù đó không phải là ngành học và ngôi trường mà mình mong muốn.
Câu hỏi đặt ra là liệu các bạn thí sinh có nên chạy theo tấm bằng đại học hay tìm một lối đi riêng cho mình?
Cam go “cuộc đua” xét tuyển nguyện vọng 2
Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, các trường Đại học, Cao đẳng sẽ nhận đăng ký xét tuyển NV2 từ ngày 26/8 đến ngày 7/9/2015, công bố kết quả trúng tuyển trước 10/9/2015. Với số lượng lớn thí sinh có mức điểm “khủng” nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1, các thí sinh tham gia xét tuyển nguyện vọng 2 cần phải hết sức cẩn trọng vì cơ hội để đỗ vào trường mình đăng ký sẽ không nhiều.
Kinh nghiệm từ những năm trước cho thấy, điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng 2 bao giờ cũng tăng hơn so với mức điểm nhận hồ sơ. Do vậy, những thí sinh có mức điểm bằng hoặc cao hơn điểm sàn một chút rất khó có khả năng đỗ bởi các trường Đại học, Cao đẳng khi xét tuyển nguyện vọng 2 đều muốn chọn thí sinh giỏi và lấy điểm từ cao xuống thấp.
Ngoài ra, các trường đại học nhóm đầu đa phần sẽ hạn chế xét tuyển nguyện vọng 2, hoặc nếu có thì chỉ ra diễn ra với những ngành kém hấp dẫn. Vì thế, hầu hết các thí sinh sẽ đổ dồn tranh suất nguyện vọng 2 tại các trường đại học tầm trung – trong trường hợp các trường này đã lấy nguyện vọng 1 nhưng vẫn thiếu chỉ tiêu, tuyển nguyện vọng 2 chỉ là cách nâng cao chất lượng đầu vào thay vì hạ điểm chuẩn nguyện vọng 1 xuống quá thấp. Và mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng 2, dù số nguyện vọng có thể đăng ký rất nhiều nhưng cơ hội để lựa chọn đã bị thu hẹp cả về chỉ tiêu lẫn số lượng trường và ngành.
Như vậy, việc nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 chẳng khác gì một canh bạc. Rất nhiều thí sinh “đánh bạc” mà không biết mình thắng hay thua. Vì lẽ đó, thí sinh phải hết sức cân nhắc trước khi nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2.
Chờ nguyện vọng 2 hay tìm lối đi riêng?
Để không bỏ lỡ cơ hội vào đại học, hàng nghìn thí sinh đang phải chạy đua rút hồ sơ và chờ xét tuyển nguyện vọng 2. Không thể phủ nhận, nguyện vọng 2 là tấm vé giúp nhiều thí sinh có cơ hội bước chân vào giảng đường đại học, thế nhưng không phải ai cũng chọn đúng ngành nghề yêu thích, đúng sở trường và phù hợp với năng lực của mình. Việc chọn sai nghề đam mê để chạy theo cái mác đại học là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao mỗi năm có hàng ngàn cử nhân ra trường vẫn không tìm được việc làm.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2015, có tới gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ trên cả nước đang trong tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn không chọn đúng ngành nghề yêu thích, chọn ngành theo hình thức “đam mê một nửa” hoặc nhắm mắt chọn đại một ngành để không mang tiếng trượt đại học.
Phạm Duy Khánh, cựu sinh viên một trường Đại học chia sẻ: “Mình yêu thích điện tử và công nghệ nhưng vì bố mẹ không cho học Cao đẳng nên mình đành nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 vào ngành Luật kinh tế. Sau khi ra trường mình cũng có đi làm ở một vài nơi, tuy nhiên do không đam mê với nghề nên mình đã nhanh chóng nghỉ việc. Hiện tại mình đang theo học chuyên ngành Lập trình máy tính tại FPT Mạng cá cược bóng đá , mình thực sự tìm thấy lửa nghề ở nơi đây…”.
Nhiều chuyên gia tuyển dụng cho rằng, bất kể nghề nào trong xã hội cũng mang lại cho chúng ta địa vị và giá trị nhất định. Và chỉ khi chúng ta lựa chọn đúng ngành nghề mà mình yêu thích, làm việc bằng đam mê, bằng nhiệt huyết thì mới thấy được những chân trời rộng mở của nó. Suy nghĩ đại học là con đường duy nhất dẫn đến thành công chưa bao giờ là đúng. Trong khi rất nhiều người học đại học xong vẫn thất nghiệp thì không ít bạn trẻ lại thành công khi chỉ học nghề.
Lựa chọn học nghề thay vì chạy đua với tấm bằng đại học, Nguyễn Mai Tín – Cựu sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá sau gần 3 tháng tốt nghiệp đã chính thức trở thành chuyên viên kỹ thuật hạ tầng của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom).
“Tốt nghiệp ngành Ứng dụng phần mềm tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá , mình tự tin có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc thực tế, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng” – Nguyễn Mai Tín chia sẻ.
Không chỉ riêng Tín mà rất nhiều bạn trẻ tại FPT Mạng cá cược bóng đá cũng đã gặt hái được thành công cho riêng mình. Điển hình như Võ Chí Tùng – chàng trai tốt nghiệp xuất sắc khóa đầu tiên của FPT Mạng cá cược bóng đá Hồ Chí Minh. Anh cùng các cựu sinh viên đã hợp lực cho ra sản phẩm độc đáo – CV123 – người tiên phong trong lĩnh vực CV online Việt Nam. Hiện Tùng đang thắp lửa đam mê nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT của mình tại công ty liên doanh nước ngoài với mức thu nhập nghìn đô/tháng.
Đứng trước ngưỡng cửa thách thức của nguyện vọng 2, bạn đã tìm được định hướng đúng đắn cho mình chưa? Hãy tự mình trả lời câu hỏi “tôi thích nghề gì?”, “tôi nên học ở đâu?” để chuẩn bị hành trang vững bước trong tương lai nhé!
Học phí bao nhiêu một khóa học ạ
Chào em,
Tư vấn viên sẽ gọi để hướng dẫn cho em nhé!