Logistics – Đa dạng cơ hội việc làm, mức lương hấp dẫn

17:13 17/08/2022

Học ngành Logistics ra cơ hội việc làm ra sao, thu nhập liệu có ổn định? Hãy để bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé!

Tổng quan ngành học Logistics

Logistics trong tiếng Việt nghĩa là các hoạt động hậu cần, bao gồm tổng thể quy trình từ thu mua, lưu trữ trong kho, vận chuyển và phân phối nguyên vật liệu cũng như hàng hóa. Khi nền kinh tế công nghiệp hóa, hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, thương mại trong nước và quốc tế hợp tác đa dạng hơn thì các hoạt động logistics ngày càng trở nên quan trọng.

Logistics

Những năm gần đây, tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam có thể lên đến 2 con số. Mỗi năm, có thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới mở chuyên kinh doanh logistics. Đặc điểm của lĩnh vực hậu cần, kho bãi và chuỗi cung ứng ở nước ta là vẫn còn khá non trẻ, nhiều cơ hội, tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nhân sự trong ngành chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế vì đa số là mọi người làm trái ngành, có kiến thức cơ sở về kinh doanh, ngoại ngữ, luật,… 

Cơ hội việc làm và mức thu nhập ra sao?

Mức lương trong ngành logistics sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhân viên. Ưu điểm lớn nhất trong ngành logistics là sau 1 – 2 năm làm việc, bạn sẽ được tăng lương, thường mỗi lần sẽ tăng từ 2 – 3 triệu trở lên. Sau 4 – 6 năm làm việc, tùy thuộc vào năng lực mà bạn sẽ được cất nhắc lên các vị trí quản lý. Khi đó mức lương của bạn cũng sẽ tăng theo.

  • Những người mới tốt nghiệp thì mức lương nhận được khoảng từ 5 – 9 triệu/tháng,
  • Khi đã tích lũy kinh nghiệm vài năm thì sẽ dao động từ 9 – 13 triệu/tháng.
  • Ở vị trí quản lý logistics sẽ có mức lương khoảng 15 – 23 triệu/tháng,
  • Và với một số doanh nghiệp lớn có thể trả đến 80 – 100 triệu/tháng dành cho người có chuyên môn cao.

Logistics

Sau đây là một số vị trí dành cho những bạn có trình độ chuyên môn:

1. Nhân viên cảng

Nhân viên cảng có nhiệm vụ khá đơn giản và không yêu cầu kiến thức chuyên môn về logistics. Họ là những người chịu trách nhiệm điều phối các containerlên tàu hoặc từ tàu xuống cảng.

2. Nhân viên chứng từ

Nhân viên chứng từ không yêu cầu nhiều về chuyên môn nhưng cũng cần có kiến thức liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh và phải có ngoại ngữ tốt. Bộ phận chứng từ có chức năng tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng nhập, xuất được chở trên tàu. Họ có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của chứng từ về hàng hóa xuất – nhập trên tàu trước khi thông quan, đảm bảo việc giao hàng cho khách hàng tuân thủ theo đúng quy trình, thủ tục pháp lý.

3. Nhân viên thu mua

Nhân viên thu mua có nhiệm vụ đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất của công ty được mua từ các nhà cung cấp uy tín. Điểm mấu chốt của chuyên viên thu mua là phải tìm được giá trị tối đa cho công ty thông qua việc thỏa thuận thời gian và chi phí với nhà cung cấp. Để làm tốt ở vị trí này, bạn cần có sự cập nhật kiến thức nhanh và liên tục về giá cả cũng như thông tin về các nguyên vật liệu mới.

4. Nhân viên hải quan

Nhân viên hải quan là một vị trí có thu nhập “hot” nhất trong tất cả vị trí, tuy nhiên cũng có yêu cầu rất cao về năng lực chuyên môn. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa xuất, nhập khẩu và sự luân chuyển hàng hóa giúp cảng không bị ùn tắc. Công việc của nhân viên hải quan tại công ty logistics không hề đơn giản và dễ dàng mà đòi hỏi độ chính xác cực kì cao.

5. Nhân viên hiện trường

Nhân viên hiện trường có yêu cầu cơ bản về ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn. Đây là một lựa chọn thích hợp cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp. Nhiệm vụ của vị trí này là trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục thông quan và nhận hàng từ các công ty vận tải. Đây là vị trí thích hợp cho nam giới hơn vì phải thường xuyên di chuyển ra ngoài các cảng, cửa khẩu hải quan.

6. Nhân viên kho bãi, cung ứng

Nhân viên kho bãi là những người quản lý các nhà kho, xưởng cung cấp sản phẩm. Họ có nhiệm vụ xác định sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng xa trung tâm thì phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao,… Nhân viên kho bãi, cung ứng cần có sự phân tích sắc bén để thực hiện công việc sao cho việc quản lý đạt hiệu quả cao nhất.

7. Nhân viên thanh toán quốc tế

Nhiệm vụ của nhân viên thanh toán quốc tế là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,… Vị trí này đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh, hiểu biết về các tiêu chuẩn như UCP 600, các nguyên tắc quốc tế, mảng xuất nhập khẩu, logistics để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, người làm trong vị trí này phải có sự cẩn thận và kỹ tính.

8. Nhân viên giao/nhận vận tải (Forwarder)

Nhân viên giao nhận là người chịu trách nhiệm trong khâu chuyển thư từ, kiện hàng hay hàng hóa. Họ tổ chức các chuyến hàng tùy theo kế hoạch đề ra bởi cấp trên, đảm bảo việc bốc hàng lên phương tiện và lựa chọn lộ trình phù hợp nhất nhằm tuân thủ thời hạn giao hàng.

Ngoài ra còn các vị trí khác như: Điều phối viên, chuyên viên chăm sóc khách hàng, phòng QC… đây là những vị trí thường làm tại các doanh nghiệp lớn hình thành chuỗi cung ứng.

Cơ hội thăng tiến trong ngành Logistics

Tại Việt Nam hiện nay, ngành Logistics tuy là ngành mới nhưng có thể được xem là ngành “hái ra tiền”. Không chỉ là một trong những ngành “hot” với mức lương hấp dẫn, logistics còn là ngành mà bạn có cơ hội thăng tiến rất tốt.

Logistics

Mặc dù Việt Nam không thiếu nguồn lực lao động, nguồn lao động trẻ nhưng với sự vươn mình mạnh mẽ của ngành Logistics khoảng 30%/năm, các doanh nghiệp buộc phải nhanh chóng mở rộng thị trường và lập chiến lược phát triển lâu dài để không bị vượt mặt và đánh mất thị phần. Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở cấp độ quản lý, Giám đốc của các doanh nghiệp tăng cao. Nhu cầu tuyển dụng vị trí cấp quản lý lớn, mở ra nhiều cơ hội cho những bạn nghiêm túc theo đuổi ngành học này.

Học Logistics ở đâu để phát triển cơ hội việc làm?

Dù nhân lực khan hiếm, cơ hội việc làm Logistics rộng mở, nhưng để đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, bạn vẫn phải hội tụ đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Nếu như đang tìm kiếm một cơ sở đào tạo ngành học này, tại sao bạn không thử tham khảo Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá ?

Là ngôi trường đào tạo trong lòng doanh nghiệp cùng phương châm giáo dục “Thực học – Thực nghiệp”, Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá hiểu rõ tiềm năng phát triển của ngành Logistics trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, ngành học này đã được nhà trường nghiên cứu, chính thức đưa vào giảng dạy và đón khóa sinh viên đầu tiên vào năm 2022. Tuy là ngành mới, nhưng Logistics được đánh giá là ngành học hấp dẫn tại trường, nhận được sự quan tâm của sinh viên.

Logistics
Ngành học Logistics tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá

Theo học ngành này, các bạn sinh viên sẽ được học:

  • Kiến thức tổng hợp về Logistics và Supply Chain Management (Quản lý chuỗi cung ứng)
  • Kiến thức thực tiễn về tổ chức, sắp xếp, chia – chọn hàng hóa trong kho hàng; tìm hiểu về các loại thiết bị kho (phân loại Pallet, thiết bị nâng đỡ, xếp dỡ hàng…);
  • Quy trình thực hiện chứng từ E-Logistics
  • Cách quản lý các vấn đề về kiểm soát luồng di chuyển của hàng hoá, thông tin trên hệ thống;
  • Cách thức chọn phương tiện vận chuyển và hướng dẫn sắp xếp xuất nhập khẩu
  • Tiếng Anh chuyên ngành

Liên kết với các doanh nghiệp Logistics vào ngày 16/7 vừa qua, FPT Mạng cá cược bóng đá bày tỏ mong muốn mở ra nhiều cơ hội việc làm dành cho sinh viên hơn, đồng thời giúp các bạn cọ xát, trau dồi kinh nghiệm thực tế trong ba tháng thực tập trước khi tốt nghiệp. Vì vậy, khi học tập tại đây, các bạn sẽ không phải lo vấn đề tìm kiếm doanh nghiệp để làm việc sau khi ra trường.

Hứng thú với Logistics? Yêu thích phương châm đào tạo tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá ? Vậy thì chần chừ gì nữa mà không nhanh chóng nhập học? Chúc các bạn thành công với lựa chọn ngành học của bản thân.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận