Học PR & Tổ chức sự kiện học những gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao? Để giải đáp những thắc mắc này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Định nghĩa chuyên ngành
Quan hệ công chúng (Public Relation) & Tổ chức sự kiện là ngành học thuộc lĩnh vực truyền thông, được tạo ra với mục đích nghiên cứu cũng như thực hành các công việc liên quan đến đối ngoại của doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đồng thời, người làm trong ngành sẽ phụ trách các vấn đề tương tác với các nhóm công chúng xung quanh nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên.
Khác với Marketing hay quảng cáo, bộ phận PR có trách nhiệm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trên nhiều nền tảng khác nhau. Thông qua các chiến dịch, kết quả mà PR thu lại là thiện cảm và đánh giá tích cực từ khách hàng. Nhờ có sự kết hợp hiệu quả giữa bộ phận PR với bộ phận Marketing & Sale, doanh số lẫn hình ảnh trước công chúng của doanh nghiệp chắc chắn sẽ được đảm bảo.
PR & Tổ chức sự kiện – Ngành học “hot” tại Việt Nam hiện nay
Với vị trí công việc đa dạng và mức thu nhập hấp dẫn, không thể phủ nhận rằng PR & Tổ chức sự kiện đang là một trong những ngành nghề “hot” tại Việt Nam hiện nay.
Cơ hội việc làm
Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu muốn khách hàng có được ấn tượng tốt về thương hiệu của mình thì việc PR và tổ chức những sự kiện bên lề chính là cách hữu hiệu nhất. Trong thời đại hiện nay, mọi doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng hình ảnh trong sạch và uy tín nên cơ hội việc làm mở ra cho sinh viên là không hề nhỏ.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm những công việc như:
- Chuyên viên PR & Marketing
- Chuyên viên Chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên truyền thông đối ngoại và đối nội
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên phân tích và tư vấn Truyền thông (PR)
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường (Market Research Agency)
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu.
Mức thu nhập hấp dẫn
Mức lương của ngành học này ở Việt Nam được xếp vào mức cao hơn so với những ngành khác. Dựa trên khối lượng công việc người làm đảm nhiệm, mức lương của người làm có thể lên đến hàng chục triệu VNĐ. Cụ thể:
- Nhóm nhân viên trung bình: từ 5 – 10 triệu VNĐ/tháng
- Nhóm chuyên viên tại các công ty, tập đoàn lớn: từ 12 – 20 triệu VNĐ/tháng
- Nhóm quản lý cấp cao: từ khoảng 20 – 50 triệu VNĐ/tháng
Học PR & Tổ chức sự kiện ở đâu thì tốt?
Trở thành ngành học hấp dẫn tại Việt Nam, đó cũng là lí do khiến PR & Tổ chức sự kiện được đưa vào giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, trong đó có Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá . Tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá , ngành PR & Tổ chức sự kiện sẽ được giảng dạy theo phương pháp Blended Learning kết hợp phương pháp Project-based Learning mang tính thực tiễn.
Tại trường, sinh viên sẽ được học về:
- Kiến thức chuyên ngành Marketing và Truyền thông
- Các kỹ năng thực tế với nghề như: tổ chức sự kiện, xây dựng và quản trị các chiến dịch truyền thông; truyền thông nội bộ, truyền thông đa phương tiện, truyền thông tích hợp
- Cùng một số kỹ năng tích hợp bao gồm: kỹ năng viết báo, quản trị nguồn lực và quản trị khủng hoảng trong truyền thông.
Trong quá trình học, sinh viên cũng được trau dồi thêm:
- Về kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, kỹ năng tổ chức sự kiện, ứng dụng CNTT vào lập kế hoạch và quản trị các chiến dịch PR – truyền thông – quảng cáo
- Về kỹ năng ngoại ngữ: tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành
“Học hết sức, chơi hết mình” là một trong những tiêu chí mà Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá luôn hướng tới. Bên cạnh những giờ “Thực học” với giảng viên, chuyên gia hàng đầu trong ngành, nhà trường còn luôn tạo điều kiện để sinh viên được “Thực nghiệp” thông qua các buổi học thực hành, tham quan doanh nghiệp, tour định hướng chuyên ngành.
Đặc biệt, trong kỳ thực tập, các bạn sinh viên sẽ được hỗ trợ tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp đối tác chất lượng, uy tín của nhà trường. Với ngành PR & Tổ chức sự kiện, tại doanh nghiệp thực tập, các bạn chủ yếu sẽ được cọ xát môi trường làm việc tập thể, tham gia nhiều buổi “chạy show” dưới cương vị là BTC, trải nghiệm từng vị trí khác nhau khi tổ chức một sự kiện như: Nội dung, truyền thông, hậu cần,…, từ đó có thêm tinh thần trách nhiệm với công việc, rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống phát sinh,v.v.
Hy vọng bài viết trên giúp các bạn có thêm thông tin về ngành PR & Tổ chức sự kiện. Chúc các bạn sớm có được thành công trên con đường học tập và làm việc của bản thân!